Thỉnh Tượng Phật Thích Ca Mâu Ni Đẹp Ở Đâu Uy Tín Nhất
Tượng Phật Thích Ca Đẹp được làm bằng bột đá thạch anh, thạch ngọc, bột đá trắng đẹp. Vậy Phật Thích Ca là ai và cách lập bàn thờ Phật Thích Ca Mâu Ni tại nhà như thế nào?
1. Tượng Phật Thích Ca Mâu Ni là ai ?
Tượng Phật Thích Ca là nhân vật có thật trong lịch sử, sống cách chúng ta khoảng 26 thế kỷ. Ngài xuất thân trong dòng dõi quý tộc, tên thế tục của Ngài là Tất Đạt Đa. Ngài là Thái Tử của vương quốc Thích Ca, cha là vua Tịnh Phạn, mẹ là hoàng hậu Ma Da. Ngài được vua cha hết mực thương yêu, cho học hành kỹ lưỡng, văn võ song toàn, trí tuệ tinh thông. Ngài sống trong vinh hoa phú quý, giàu sang và hạnh phúc. Ngài đã kết hôn với một Công Chúa nước láng giềng và có một người con trai. Tuy nhiên khi ngài nhìn thấy nhiều cảnh sinh linh đau khổ, thế gian còn nhiều sân si, oán thán.
Hình Tượng Phật Thích Ca Mâu Ni đã phát tâm tu hành, từ bỏ Vương Vị, vinh hoa phú quý và cuộc sống tươi đẹp bắt đầu con đường tu tập năm 19 tuổi. Sau chuỗi ngày tu tập đầy gian khổ, Ngài đắc đạo thành Phật, đi khắp nơi giáo hóa chúng sinh. Ngài cũng chính là người đã sáng lập ra Đạo Phật.
Thờ Phật Thích Ca đẹp là để thể hiện lòng thành tâm tôn kính và biết ơn đối với Đức Phật. Ngài đã dẫn đường chỉ lối cho chúng ta đi theo con đường sáng suốt, cứu chúng sinh thoát khỏi khổ đau. Qua việc thờ phụng chúng ta noi theo gương tốt của Ngài, thanh lọc, làm sạch tâm hồn, loại bỏ tà tâm. Mỗi ngày tu thân tích đức, sống đạo đức thánh thiện, làm nhiều việc lành, giữ cho tâm hồn thanh tịnh. Ngoài ra thờ Phật Thích Ca Mâu Ni cũng là thể hiện mong muốn cầu bình an, hạnh phúc cho gia đình.
Ngày Nay có rất nhiều Phật tử đã hướng nương theo hạnh nguyện của ngài để tâm được thanh thản, không sân si với đời cũng giúp cuộc sống bớt khó khăn và cực khổ hơn.
Tượng Phật Thích Ca Mâu Ni được nhiều gia đình lựa chọn để thỉnh về thờ tại gia. Bởi hình ảnh Đức Phật tĩnh tâm trên đài sen là biểu hiện của sự thanh tịnh và giải thoát tốt nhất. “Thỉnh Tượng Phật Thích Ca Mâu Ni Đẹp Ở Đâu Uy Tín Nhất” là câu hỏi được nhiều người quan tâm. Vậy tiêu chuẩn để đánh giá một địa chỉ cung cấp tượng Phật Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni đẹp – uy tín, đáng tin cậy là gì? Mời các bạn tham khảo trong bài viết Về Phật Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni dưới đây.
2. Các mẫu tượng Phật Thích Ca Mâu Ni Tịnh Tâm đẹp – giá thỉnh tốt nhất
Video về tượng Phật Thích Ca Đẹp tại Lộc Phát
3. Hình tượng Phật Thích Ca Mâu Ni
Phật Thích Ca Mâu Ni là vị Phật có thật trong lịch sử, được ghi chép trong rất nhiều tài liệu. Hình dáng của Ngài được mô tả ở các tranh tượng thường thấy là đầu có búi tóc to hoặc có các cụm xoắn ốc, ngồi trên toàn sen, trên đầu có nhục kế. Phật Thích Ca thường mặc áo choàng qua cổ hoặc áo cà sa hở ngực, trước ngực không có chữ Vạn như các vị Phật khác. Đây là đặc điểm đặc trưng giúp phân biệt phật Thích Ca Mâu Ni với những vị Phật như Phật Dược Sư, Phật A Di Đà…
Theo các tài liệu, khi sinh ra, trước khi thành Phật, ngài là Thái tử Tất Đạt Đa của vương quốc Ca Tỳ La Vệ. Thái tử có 32 tướng tốt, 80 vẻ đẹp, được tiên đoán sẽ trở thành vị minh quân bậc nhất hoặc bậc chánh đẳng, chánh giác. Hình ảnh của Đức Phật thường được thể hiện trong tư thế ngồi trên tòa sen, hai tay có thể xếp nay ngắn giữa hai đùi hoặc bắt ấn kim cương hiệp chưởng, ấn thiền, ấn chuyển pháp luân hay đôi khi là cầm một chiếc bát màu xanh đen hoặc màu đen.
Theo Phật Giáo, Phật không có hình tướng cụ thể, hình dáng của Đức Phật ở mỗi quốc gia khác nhau sẽ có sự khác biệt nhất định. Các bậc tiền bối cảm nhận, điêu khắc, vẽ vời nên diện mạo của Phật theo bóng dáng con người của từng địa phương. Nhìn chung, hình tượng Phật Thích Ca ở mỗi địa phương, mỗi quốc gia đều có sự khác biệt. Tuy nhiên, các tôn tượng đều toát nên thần thái, sự an yên, tự tại, thể hiện được lòng nhân từ, bao dung của Ngài.
4. Phật Thích Ca Mâu Ni có phải là Phật A Di Đà?
Rất nhiều người cho rằng Phật A Di Đà và Phật Thích Ca Mâu Ni là một hoặc thường nhầm lẫn hai vị Phật này với nhau. Tuy nhiên, Phật Thích Ca và Phật A Di Đà hoàn toàn khác nhau. Trong đó, Phật Thích Ca là vị thật có thật trong lịch sử, được người đời xưng là Phật tổ, Đức Thế Tôn, Ngài là người đã từng xuất hiện trên trái đất, được ghi chép trong rất nhiều tài liệu Phật giáo.
Phật Thích Ca Mâu Ni là người sáng lập ra Phật Giáo, cũng dành 49 năm cuộc đời của mình để không ngừng thuyết pháp, giảng giải cho chúng sinh về chân tướng của vũ trụ. Sau khi được chứng thành Phật quả, được giác ngộ hoàn toàn, hiểu rõ quá khứ tương lai, nhờ phép thần thông, trí tuệ của mình mà Ngài thấy rõ quá trình tu hành của Phật A Di Đà, từ đó giảng giải cho chúng sinh.
Phật Thích Ca là giáo chủ của cõi Ta Bà, còn Phật A Di Đà là giáo chủ của cõi Tây Phương Cực Lạc. Hình tượng của hai vị Phật này thường được mô tả, tô vẽ, điêu khắc tương đối giống nhau nhưng có thể phân biệt được. Ở trước ngực Phật Thích Ca không có chữ Vạn, Ngài thường được thờ cùng tôn giả A Nan Đà, Ma Ha Ca Diếp hoặc thờ trong bộ Ta Bà Tam Thánh cùng với Địa Tạng Vương Bồ Tát và Quan Âm Bồ Tát.
Trong khi đó, tượng Phật A Di Đà thường có chữ Vạn trước ngực, bên cạnh Ngài là hai vị Quan Thế Âm Bồ Tát và Đại Thế Chí Bồ Tát. Mặc dù là các vị Phật, Bồ Tát ở cõi Tây Phương Cực Lạc nhưng các Ngài lại rất có duyên với thế giới Ta Bà, nên thường trụ ở thế giới này để giáo hóa, tiếp dẫn chúng sinh, giúp chúng sinh được vãng sinh về cõi Cực Lạc.
5. Tượng Phật Thích Ca Đẹp Được Khách Chụp gửi tặng hình
RuocTaiLoc.com luôn biết ơn và trân trọng tới quý khách đã dành chút ít thời gian ghé thăm cửa hàng. Một số hình ảnh trân quý mà quý Phật tử, quý Thầy, Cô đã gửi lại cho cửa hàng. Chúng con luôn biết ơn vàsẽ nỗ lực hơn trong việc hoàn thiện sản phẩm cũng như về cung cách phục vụ. Hình Tướng Phật Thích Ca Mâu Ni Kiết Già trên đài sen hoặc trên đá là hình tướng thường được gặp nhiều nhất.
6. Ý nghĩa danh hiệu Phật Thích Ca
Trước khi thành Phật với Phật hiệu Thích Ca Mâu Ni, tên của Ngài là Kiều Đạt Ma Tất Đa Ma hay Tất Đạt Đa Cồ Đàm và thường được gọi ngắn gọi là Tất Đa Đa. Trong đó, Kiều Đạt Đa là họ tộc mẫu hệ truyền thống, dịch theo tiếng Phạn có nghĩa là tốt đẹp, hiền lành. Còn Tất Đạt Đa có nghĩa là may mắn, cát tường, thành tựu hết thảy, hoàn thành trọn vẹn.
Đức Phật Thích Ca Mâu Ni là bậc thầy của tất cả chúng sinh của cõi Ta Bà. Từ “Thích Ca” trong cụm từ này không chỉ để chỉ họ tộc của Ngài mà theo tiếng Phạn thì từ này còn có nghĩa là “văn võ song toàn”. Thích Ca Mâu Ni là danh xưng mà chúng sinh tôn kính gọi Ngài. Trong đó, Mâu Ni ở đây là một từ thường được người Ấn Độ dùng để gọi các bậc thánh nhân một cách tôn kính, trân trọng, đồng thời cũng để chỉ những người xuất gia tu hành thành công.
Như vậy, Thích Ca Mâu Ni có thể hiểu nghĩa là người tộc Thích Ca xuất gia tu hành thành công. Ngoài ra, khi dịch nghĩa cụm từ này sang tiếng Trung Quốc thì tên Ngài có nghĩa là “Năng nhân” và “Tịch mặc”. Trong đó, năng nhân nghĩa là sức mạnh của lòng từ bi, sức mạnh đã giúp Đức Phật trở nên vĩ đại, có thể cứu độ, giúp chúng sinh thoát khỏi khổ đau, được giác ngộ. Tịch mặc có nghĩa là trí tuệ, điều đã giúp Ngài giác ngộ, trở thành vị Phật toàn giác, thoát khỏi sinh tử luân hồi.
Bên cạnh đó, theo lý giải của thầy Tịnh Không theo tựa đề kinh “thanh tịnh, bình đẳng, giác” thì Mâu Ni nghĩa là tịch tĩnh, bình đẳng, giác, tâm địa thanh tịnh, tuyệt khối u mê. Thích Ca nghĩa là nhân từ, dùng sự từ bi mà đối đãi chúng sinh, là từ được dùng để dạy dỗ chúng sinh về tình yêu thương, sự đối đãi với bạn bè, người thân, sự vật, sự việc xung quanh…
7. Ý nghĩa của tượng Phật Thích Ca Mâu Ni
Theo Phật Giáo, Phật không có hình tướng cụ thể, Ngài thị hiện ở thế giới với nhiều hình tướng khác nhau, chúng ta nghĩ như thế nào thì hình tượng ngài sẽ hiện lên trong tâm trí ta như thế. Việc thờ tượng Phật Thích Ca chủ yếu là do tâm ta chưa tịnh, ý chí chưa kiên định, cần nương nhờ vào hình tướng của Ngài để việc tu tập được tinh tấn thuận lợi hơn.
Như đã đề cập, tượng Phật Thích Ca thường được thể hiện trong tư thế ngồi trên đài sen, đầu có nhục kế, tóc búi to hoặc có cụm xoắn ốc, mặc áo choàng qua ngực hoặc áo cà sa. Ánh mắt ngài khép hờ an yên tự tại, miệng thoáng nở nụ cười cứu độ cảm thông. Hình tượng Phật Thích Ca ngồi trên đài sen là hình ảnh mang ý nghĩa siêu thực, là tượng trưng của sự siêu việt, tựa như đóa sen giữa bùn lầy vẫn sạch sẽ, tỏa hương thơm ngát như tâm Ngài giữa dục lạc ô nhiễm nhưng vẫn thanh tịnh, vượt qua phàm tục hướng đến vụ trụ mênh mông.
Ánh mắt Ngài nhìn xuống thể hiện sự quan sát, vừa là quan sát bản tâm vừa quan sát chúng sinh. Ánh mắt tĩnh lặng, mở 3/4 của Ngài thể hiện sự xót thương, cảm thông với chúng sinh, mong muốn cung cấp các phương tiện để chúng sinh được giải thoát, vượt qua khổ đau, chướng nạn, có cuộc sống bình yên, êm ấm. Mong muốn hướng con người đến điều hay, lẽ phải, hiểu thấu được chân lý của vũ trụ, của nhân quả luân hồi.
8. Ý nghĩa của việc thờ tượng Phật Thích Ca Mâu Ni
Tượng Phật Thích Ca Mâu Ni được thờ rất phổ biến, không chỉ thường gặp ở các ngôi chùa lớn nhỏ khắp nơi ở nước ta mà còn được nhiều gia đình thỉnh về thờ tại nhà. Việc thờ tượng Phật Thích ca có thể xuất phát từ nhiều mục đích khác nhau, song nhìn chung đều xuất phát từ sự kính ngưỡng, tôn kính, lòng biết ơn đến Đức Phật, bậc đạo sư vĩ đại có ảnh hưởng rộng lớn, dài lâu trong thế giới con người.
Ngài là bậc giác ngộ toàn giác, có lòng tư bi và trí tuệ sáng suốt, là ngọn đèn soi sáng để chúng ta nhìn nhận chính mình. Việc thờ Phật trước hết là để chúng ta nương nhờ hình tướng của Ngài mà tu tập, noi theo gương lành, học theo tấm lòng từ bi của Ngài. Từ đó tích cực làm điều thiện, việc thiện, giúp đỡ cho người, cho đời và cho chính bản thân mình, không bị các loại độc tố tham, sân, si vấy nhiễm.
Việc thờ Phật cũng sẽ giúp gia đình và người thân nhận được phước báu vô lượng. Thông thường, các gia đình Việt thờ Phật không chỉ xuất phát từ lòng kính Phật mà còn thể hiện mong cầu gia đình bình an, êm ấm, ấm cúng, các thành viên yêu thương, hòa thuận, giúp đỡ lẫn nhau. Thờ Phật được tin là có ý nghĩa thanh lọc, loại bỏ tà tâm, làm sạch tâm hồn, giúp chúng ta hướng đến điều thiện, từ đó có thể tự thay đổi cuộc sống của chính mình.
Thờ Phật cũng là cách để Phật tử, người muốn hiểu thêm về Phật Giáo, người hữu duyên có thể thể hiện lòng tri ân, tôn kính với một bậc đạo sư vĩ đại. Giúp chúng ta có thể được hướng ánh sáng trí tuệ của Ngài, học hỏi tấm gương sáng của Đức Phật, giúp chúng ta đi đúng con đường, không sa chân vào tội lỗi, luôn làm việc có ích tránh được các việc sai trái, xấu xa.
Bên cạnh đó, các gia đình thành tâm thờ Phật có thể gặp nhiều may mắn, tai qua nạn khỏi, gặp dữ hóa lành, suy nghĩ cũng tích cực, sáng suốt hơn. Thờ Phật cũng giúp chúng ta đến gần hơn với Đức Phật, có thể được giác ngộ, tìm ra chân lý sáng suốt để phát triển theo đuổi. Việc thờ Phật tuyệt đối không được xuất phát từ ý đồ che dấu việc bất lương hay chỉ vì thích, vì thấy người khác thờ nên mình cũng thờ.
Nhìn chung, thờ Phật là cách để chúng ta bày tỏ mong muốn giải thoát, muốn được thấu hiểu chân lý, được hưởng ánh sáng trí tuệ từ Đức Phật để sớm ngày giác ngộ, có cuộc sống an nhiên, nhẹ nhàng, bình thản. Thờ Phật cũng xuất phát từ niềm tin, sự tôn kính dành cho Đức Phật và Tam Bảo, cầu nguyện cho gia đình được ấm êm, hòa thuận, vượt qua mọi kiếp nạn, sóng gió của cuộc đời.
9. Thỉnh Tượng Phật Thích Ca Mâu Ni Đẹp Ở Đâu Uy Tín Nhất
Việc tìm kiếm tới những địa chỉ uy tín đáng tin cậy để thỉnh tượng Phật Thích Ca đẹp là điều quan trọng. Nhưng trước đó gia chủ cần xác định xem mình muốn thờ tượng Phật bằng chất liệu gì? Màu sắc tượng, kích thước tượng như thế nào cho phù hợp với không gian thờ cúng của gia đình. Tiếp đó mới tìm kiếm xem nơi nào cung cấp tượng Phật với chất liệu mình chọn uy tín, đáng tin cậy. Để tới tham khảo chất lượng, mẫu mã, giá cả và chọn cho gia đình mình những bức tượng Phật ưng ý nhất.
Để đánh giá một địa chỉ cung cấp tượng Phật là uy tín và đáng tin cậy thì có thể dựa vào một số tiêu chí sau:
– Là những cơ sở cung cấp tượng Phật có địa chỉ kinh doanh rõ ràng. Khách hàng có thể tham khảo qua mạng hoặc đến trực tiếp kho, cửa hàng để tìm hiểu. Được cửa hàng tư vẫn nhiệt tình, kĩ càng.
– Là những nơi có nhiều năm kinh nghiệm trong chế tác, cung ứng tượng Phật Thích Ca Mâu Ni. Là cơ sở uy tín, thương hiệu nổi tiếng lâu đời được nhiều người biết tới và cho phản hồi tốt.
– Cũng tìm hiểu xem các sản phẩm của họ được cung ứng ra những thị trường nào? Các mẫu mã có đa dạng không? Chất lượng giá cả ra sao? Để xem có phù hợp với mình không.
– Tham khảo xem cơ sở đó có trực tiếp sản xuất tượng Phật thích ca đẹp và cung cấp ra thị trường không? Khách hàng có thể đặt tượng để cơ sở làm theo yêu cầu không?
– Nên tìm hiểu kĩ về chính sách bảo hành sản phẩm. Như điều kiệm bảo hành thế nào? Có chuyên nghiệp, nhanh chóng không? Sản phẩm được bảo hành trong thời gian bao lâu? ……
Thỉnh tượng Phật Thích Ca Mâu Ni về thờ là việc quan trọng, nên cần được lựa chọn và cân nhắc kĩ càng. Cần tham khảo nhiều nơi để có được sự lựa chọn tốt nhất.
10. Rước Tài Lộc – Nơi thỉnh tượng Phật Thích Ca Mâu Ni đẹp, uy tín nhất
Gia chủ muốn thỉnh tượng Phật Phật Thích Ca đẹp bằng đá về thờ mà chưa tìm được địa chỉ nào ưng ý. Thì có thể tham khảo tại hệ thống đồ thờ của Rước Tài Lộc. Đây là cơ sở có nhiều năm kinh nghiệm trong nghề chế tác đồ thờ cúng. Có thương hiệu nổi tiếng được khách hàng trong vào ngoài nước tin tưởng và lựa chọn.
Rước Tài Lộc có xưởng sản xuất tượng Phật với đội ngũ nghệ nhân tay nghề cao. Các sản phẩm của Rước Tài Lộc đa dạng về mẫu mã, kích thước, thiết kế độc đáo. Quý khác có thể tới tận nơi để xem các mẫu tượng, quá trình sản xuất, kiểm tra chất lượng từ khâu sản xuất tới khi ra thành phẩm. Có chi tiết nào khách hàng muốn điều chỉnh thì có thể trực tiếp trao đổi để được tư vấn và đặt làm theo yêu cầu của khách hàng.
Tượng Phật Thích Ca Mâu Ni bằng đá của Rước Tài Lộc được làm từ bột đá cao cấp. Được các nghệ nhân chế tác tỉ mỉ, chính xác tới từng chi tiết. Tạo lên những bức tượng Phật chân thực, sống động, tinh xảo với tỉ lệ cân đối nhất.
Khách hàng Thỉnh tượng Phật tại Rước Tài Lộc được cam kết về chất lượng sản phẩm, rõ nguồn gốc xuất xứ. Giá cả sản phẩm ở đây cũng rất hợp lý.
Tượng Phật của Rước Tài Lộc được bảo hành lâu dài, với thời gian trên 10 năm. Chính sách bảo hành rõ ràng, nhanh chóng, chuyên nghiệp. Khi có phát sinh đổi trả, làm mới, sửa chữa sản phẩm cũng được xử lý nhanh chóng. Quý khách có thể hoàn toàn yên tâm khi chọn thỉnh tượng Phật Thích Ca Mâu Ni của Rước Tài Lộc.
11. Cách để chọn được bức tượng Phật Thích Ca Mâu Ni đẹp, ưng ý nhất để thỉnh về thờ tại gia
Sau khi chọn được nơi uy tín, đáng tin cậy. Ta bắt đầu tới để chọn tượng và thỉnh tượng Phật Thích Ca Mâu Ni về thờ. Tượng Phật Thích Ca Mâu Ni được chế tác với nhiều kiểu dáng như: Tượng Phật ngồi, tượng Phật đứng, tượng Phật nằm… Với nhiều kích thước khác nhau. Mỗi kiểu dáng có một ý nghĩa riêng. Nên tùy vào ý nguyện và không gian thờ cúng của gia đình mà gia chủ có sự lựa chọn cho phù hợp. Xong tượng Phật Thích Ca ngồi tĩnh tâm trên đài sen thường được lựa chọn nhiều nhất.
Một bức tượng Phật Thích Ca Mâu Ni bằng đá đẹp, là bức tượng được làm từ chất liệu có chất lượng tốt. Màu sắc tượng nhẹ nhàng, tươi mới, tự nhiên. Đường nét thanh thoát, tỉ mỉ, tinh tế, sắc nét, chân thực, chính xác từng góc cạnh. Ta nhìn vào tượng Phật thấy tượng toát lên được sự trang nghiêm, từ bi, thoát tục.
Khi quyết định chọn bức tượng Phật nào, thì ta hãy ngẵm nhìn tượng thật lâu. Nếu trong lòng cảm thấy nhẹ nhàng, rạo rực vui tươi, tâm thanh tịnh, mọi khổ đau ưu tư tan biến thì hãy chọn thỉnh tượng vê nhà.
Khi lựa chọn tượng cần đặc biệt chú ý tới diện tượng. Chọn tượng Phật có khuôn mặt cân đối, đường nét hài hòa. Thần thái tượng tươi vui, phúc hậu, miệng thoáng nở nụ cười hiền . Đôi mặt tượng Phật Thích Ca Mâu Ni mở 3/4 hiền từ nhìn xuống chúng sinh.
Chọn bức tượng có tôn tượng đẹp, sáng bóng, bền màu. Cần để ý kỹ để tránh chọn phải bức tượng bị xỉn, ngả màu. Hay những bức tượng Phật đã trầy xước, bị sứt mẻ, không còn nguyên vẹn.
Trước khi đi thỉnh tượng Phật về nhà, cần chuẩn bị trước bàn thờ Phật, bài trí sẵn sàng. Để khi chọn được tượng Phật thì có thể thỉnh tượng Phật về, an vị Phật và thờ ngay được. Trên đường rước tượng Phật về phải đi một mạch về nhà ngay. Không được ghé chỗ nọ, chỗ kia rồi mới về nhà.
12. Hướng dẫn cách thỉnh và thờ Phật Thích Ca Mâu Ni
Việc thỉnh và thờ Phật Thích Ca không quá phức tạp, chỉ cần gia chủ thành tâm, một lòng tôn kính muốn thờ Phật thì hoàn toàn có thể thỉnh tôn tượng Ngài về thờ tại nhà. Chỉ cần trong tim có Phật thì Phật có thể xuất hiện ở bất cứ nơi nào. Tuy nhiên, để thể hiện đủ lòng thành, chúng ta vẫn nên thỉnh tượng Phật đúng cách. Sau đây là gợi ý về cách thỉnh tượng Phật Thích Ca Mâu Ni mà bạn có thể tham khảo:
12.1 Cách bài trí bàn thờ Phật Thích Ca Mâu Ni
Bàn thờ Phật Thích Ca đẹp hay bàn thờ Phật nói chung thường được bài trí khá đơn giản. Ngoài tượng Phật, các vật phẩm thường có trên bàn thờ Phật là: Bát nhang, đèn thờ, bình cắm hoa, đĩa để trái cây, kỷ đặt chén nước….
Tượng Phật được đặt ở vị trí cao nhất, chính giữa của bàn thờ.
Bát nhang bàn thờ Phật thường chỉ sử dụng duy nhất một bát nhang. Vị trí đặt bát nhang là ở giữa, phía trước tượng Phật. Luôn được lau dọn sạch sẽ. Thắp nhang bàn thờ Phật nên thắp 1 nén nhang, có điều gì cần cầu xin thì mới thắp 3 nén nhang.
Đèn thờ bàn thờ Phật thì có thể sử dụng 1 hoặc một cặp. Nhưng tốt nhất là nên dùng một cặp. Có thể sử dụng đèn thờ bằng đèn dầu, nến hoặc đèn điện. Vị trí đặt đèn thờ là ở hai bên, sát mép bàn thờ. Nên lựa chọn đèn thờ có lượng ánh sáng tỏa ra nhiều để chiếu sáng toàn bộ bàn thờ. Chọn đèn thờ có ánh sáng nhẹ nhàng, cho người nhìn cảm giác dễ chịu, không chói mắt. Lưu ý đèn thờ bàn thờ Phật phải luôn được thắp sáng.
Bình cắm hoa, đĩa để trái cây được đặt cân đối hai bên bát nhang. Hoa dùng để cắm bàn thờ Phật thường là hoa huệ, hoa sen, hoa cúc… Lấy màu đỏ, màu vàng là chủ đạo, đây là hai màu đặc trưng của nhà Phật. Trái cây thường là những loại có hương thơm nhẹ nhàng, ngọt, mát.
Kỷ đặt chén nước được đặt giữa, phía ngoài cùng của bàn thờ. Kỷ nước bàn thờ Phật thường có 3 hoặc 5 chén nước. Nước dùng để cúng phật phải là nước trong, sạch, tốt nhất là nước suối hoặc nước lạnh. Tuyệt đối không sử dụng nước có ga, nước ngọt, nước có màu hay các loại nước trà.
12.2 Vị trí đặt tượng Thích Ca Mâu Ni thích hợp
Khi thờ Phật Thích Ca hay bất kỳ một vị Phật Bồ Tát nào, nếu có thể thờ tượng Phật ở một phòng riêng là tốt nhất. Tuy nhiên, nếu không đủ không gian thì có thể thờ Phật cùng với nơi thờ gia tiên, trong đó, bàn thờ Phật ở vị trí cao nhất, phía dưới là bàn thờ gia tiên. Tuyệt đối không được đặt tượng Phật và bài vị, di ảnh gia tiên ngang hàng, không dùng cùng bát hương, không dâng chung hoa quả, đồ cúng.
Bàn thờ Phật phải đặt ở nơi có nhiều ánh sáng, tuyệt đối không đặt tượng Phật ở nơi u ám, tối tăm hay những nơi như ở cầu thang, lối đi lại, nhà vệ sinh… Bàn thờ Phật cần đặt ở vị trí trung tâm của ngôi nhà để phát huy tốt hiệu quả an lạc, cảm hóa, tốt nhất tượng Phật nên hướng về hướng Đông. Đây là hướng mặt trời mọc, hướng của chân lý, ánh sáng, có thể giúp chúng ta giác ngộ và tránh xa cám dỗ.
Phía sau bàn thờ không nên có khoảng trống, tượng Phật nên đặt ở vị trí chính giữa bàn thờ, nếu có thờ thêm các vị Bồ Tát khác thì tượng Phật đặt ở giữa, bậc cao nhất. Tuyệt đối không đặt tượng thờ ở trong phòng ngủ, dưới cầu thang hay mặt tượng hướng vào lối đi lại, phòng tắm, phòng vệ sinh…
12.3 Các bước thỉnh tượng Phật Thích Ca
Khi thỉnh tượng Phật Thích Ca, sau khi đã chuẩn bị bàn thờ cùng các vật phẩm thờ cần thiết, gia chủ nên gửi tượng lên chùa để các sư thầy làm lễ khai quang, trì chú nguyện nhập thần cho tượng. Sau đó sẽ chọn ngày tốt, giờ tốt để thỉnh Phật về nhà, rồi làm lễ an vị Phật.
Ngày làm lễ an vị Phật thích hợp thường là ngày vía Phật Thích Ca, trong đó ngày 8/2 là ngày Phật xuất gia, ngày 15/2 là ngày Phật nhập diệt, ngày 15/4 là ngày Phật đản sinh, ngày 8/12 là ngày Phật thành đạo, tất cả các ngày này đều là ngày âm lịch. Ngoài ra, chúng ta cũng có thể thỉnh tượng Phật về an vị vào các ngày mùng 1 và 15 hàng tháng.
Các bước thỉnh tượng Phật ngắn gọn như sau:
- Bước 1: Chọn địa chỉ phù hợp để thỉnh tượng Phật, chọn mẫu tượng Phật hữu duyên, chất lượng tốt để thờ
- Bước 2: Chuẩn bị bàn thờ Phật cùng các vật phẩm thờ cần thiết, bày trí theo đúng vị trí của các vật phẩm thờ
- Bước 3: Có thể gửi tượng vào chùa để các sư thầy khai quang, trì chú, tượng Phật khai quang hoặc không khai quang đều được, tùy vào quang điểm của mỗi người
- Bước 4: Chọn ngày tốt, làm lễ thỉnh và an vị Phật tại nhà.
12.4 Một số lưu ý khi thờ Phật Thích Ca Mâu Ni tại gia
Lễ cúng Phật phải dùng đồ chay, hoa, quả tươi. Tuyệt đối không được cúng lễ mặn, hoa quả đã héo úa hay đã hư hóng.
Bàn thờ Phật thờ vị Phật nào thì chỉ đặt 1 tượng Phật ( hoặc 1 tranh ảnh) cho 1 vị Phật đó.
Nếu gia chủ một thờ nhiều vị Phật trên bàn thờ Phật. Thì chỉ nên thờ tối đa 3 vị Phật là đủ. Không nên đặt quá nhiều tranh ảnh, tượng Phật trên bàn thờ. Gây rối mắt, lộn xộn và mất đi sự trang nghiêm của bàn thờ Phật. Phải tuân thủ cách bài trí bàn thờ phật để tránh làm ảnh hướng đến phong thủy của toàn bộ ngôi nhà
Lần đầu thỉnh tượng Phật về thờ tại gia thì phải làm lễ an vị Phật. Lễ an vị Phật không cần làm quá cầu kỳ. Chỉ cần làm đơn giản, thể hiện được sự thanh tâm của gia chủ.
Trên bàn thờ Phật không được đặt những vật như bùa chú, hồn phách… Những vật tượng trưng cho mê tín dị đoan. Vì điều nay đi ngược lại giáo lý của nhà Phật.
Tượng Phật, tranh ảnh Phật thờ lâu năm bị cũ thì nên làm mới lại. Nếu hư hỏng, sứt mẻ không sửa chữa lại được thì phải thay mới. Khi thay mới rồi thì tượng Phật, tranh ảnh Phật cũ không được vứt bỏ bừa bãi kẻo mang tội. Mà phải đem vào chùa gửi để chờ ngày làm lễ tiễn Phật.
Thờ Phật tại gia, gia chủ phải giữ gìn ngũ giới, đặt biệt là không sát sinh tại tư gia. Hàng ngày thắp nhang lễ Phật, nhớ tới đức hạnh tốt đẹp của Ngài và noi theo. Mỗi ngày chỉnh đốn thân tâm, tu thân dưỡng tính, sống đạo đức thánh thiện, yêu thương mọi người, giữ tâm hồn thanh tịnh. Sống xứng đáng là con cái của Đức Phật.