tượng phật di lặc thạch anh đẹp nhất
tượng phật di lặc thạch anh đẹp nhất
tượng phật di lặc thạch anh đẹp nhất
tượng phật di lặc thạch anh đẹp nhất

Tượng Phật Di Lặc Ngồi Nằm Thạch Anh Dát Vàng DLBT-002

Bình chọn

Mã sản phẩm: DLBT-002

Giá 4,900,000 VNĐ

Kích thước:

  • 12 inch:  28 x 15 x 16cm  - Giá : 4.100.000 VNĐ
  • 16 inch:  36 x 20 x 21cm - Giá : 5.700.000 VNĐ
  • 19 inch: 45 x 30 x 26cm - Giá : 7.700.000 VNĐ
  • 26 inch: 58 x 32 x 36cm - Giá : 17.400.000 VNĐ
  • 36 inch - Ngang 75cm - Giá: 29.500.000 VNĐ

0939194468 Gọi điện thoại 0939194468 Tư vấn Zalo


Chi tiết sản phẩm

Trong văn hóa Phật Giáo, Đức Phật Di Lặc là Vị Phật có vị trí đặc biệt quan trọng. Ngài được thờ cúng rộng rãi, mặc dù Ngài chỉ là Vị Phật sẽ xuất hiện trong tương lại. Hiên tại chúng ta đang sống trong thời của Đức Phật Thích Ca Mâu Ni. Khi giáo pháp của Đức Phật Thích Ca Mâu Ni kết thúc, sẽ có một Vị Phật kế tiếp xuất hiện. Và Vị Phật kế tiếp đó chính là Đức Phật Di Lặc. Ngài sẽ ra đời sau một thời gian rất dài về sau, để nối ngôi Đức Phật Thích Ca, tiếp tục giáo hóa chúng sinh.  

Đức Phật Di Lặc là Vị Phật thứ 5 trong Hiền kiếp và cũng là vị Phật cuối cùng sẽ giáng sinh trên trái đất này. Bốn Vị Phật trong Hiền kiếp đã ra đời lần lượt là: 1- Đức Câu Lưu Tôn, 2 – Đức Câu Na Hàm, 3 – Đức Ca Diếp, 4 – Đức Phật đương kim Thích Ca Mâu Ni. Theo Phật Giáo thì Đức Di Lặc hiện nay là một Vị Bồ Tát đang còn ở trên cung trời Đâu Suất. Do số kiếp chưa tới, nên Ngài thường hóa thân trong mười phương thế giới mà thuyết pháp độ sinh.

  ở đâu bán tượng phật di lặc vàng ngọc đẹp

Phật Di Lặc là biểu tượng của niềm vui và hạnh phúc nên Ngài còn được gọi là ” Phật cười”. Người ta tin rằng Phật Di Lặc ở đâu thì hạnh phúc sẽ xuất hiện ở đó. Nụ cười của Ngài lan tỏa hóa giải mọi hận thù, phiền não, lo âu trong cuộc sống, đem đến may mắn và bình an. Tượng Phật Di Lặc được tạc trong nhiều tư thế, với nhiều hình mẫu khác nhau nhưng tất cả đều toát nên vẻ rạng rỡ, tươi vui và bình dị.

địa chỉ bán tượng phật di lặc thạch anh đẹp nhất

 

Tượng Phật Di Lặc ngồi nằm Thạch Anh dát vàng DLBT-002

Tượng Phật Di Lặc Thạch Anh dát vàng của Rước Tài Lộc là một sản phẩm cao cấp. Đây là một mẫu tượng mới được làm từ bột đá Thạch Anh. Tượng Phật Di Lặc Thạch Anh có màu vàng tự nhiên của đá Thạch Anh, đẹp và có độ trong suốt. Đá Thạch Anh còn là loại đá tượng trưng cho tài lộc và may mắn. Nên tượng Phật Di Lặc đá Thạch Anh cũng là mẫu tượng được nhiều người yêu thích và lựa chọn.

Y áo tượng được thiết kế với họa tiết hoa văn viền vàng sang trọng, tinh tế. Tường đường nét tượng chính xác, cân đối, hài hòa rất sống động và chân thực. Tôn tượng đẹp, bề mặt tượng được phủ nano giúp bảo vệ tượng. Làm cho tượng sáng bóng, láng mịn, đẹp hơn, bền màu và khó bám bui. Tượng Phật Di Lặc Thạch Anh được tạc với màu da hồng hào phúc khí, đôi mắt sáng tinh anh. Thần thái tượng tươi vui, khuôn mặt rạng rỡ phúc hậu, miệng nở nụ cười an nhiên. Nhìn Phật Di Lặc toát lên sự từ bi, tôn quý của người nhà Phật.

Phật Di Lặc bột đá Thạch Anh một tay nâng sâu chuỗi, tay còn lại tựa trên túi càn khôn tượng trưng cho may mắn, tài lộc và sự giàu có. Thờ Phật Di Lặc chắc chắn sẽ đem lại bình an, niềm vui, niềm hạnh phúc, sức khỏe cho gia đình. Tượng Phật Di Lặc ngồi nằm Thạch Anh dát vàng đã có tại kho của Rước Tài Lộc. Quý khách có nhu cầu Thỉnh tượng vui lòng liên hệ để được tư vấn.

Xem thêm: Các mẫu tượng Phật Di Lặc đẹp

mẫu tượng phật di lặc thạch anh đẹp nhất hcm

địa chỉ bán tượng phật di lặc đẹp tại hcm

 

Tìm hiểu một số tài liệu nói về thời gian Đức Phật Di Lặc thị hiện

Theo Trường A Hàm 6 – Kinh chuyển luân vương tu hành có viết: Trong lúc nhân loại sống tám vạn tuổi, con gái đến năm trăm tuổi mới gả chồng, và có chín thứ bênh… Vào thời kỳ ấy thì có đức Phật ra đời hiệu là Di Lặc Như Lai. Trong Trung A Hàm 13, kinh 66 có viết:

  • Sau khi nghe Đức Thế Tôn huyền ký về sự xuất hiện của một Chuyển Luân Vương tên Loa. Thì lúc ấy trong hội chúng có vị Tỳ Kheo tên A Di Đá đứng dậy bạch Phật: “Bạch Thế Tôn! Một thời gian lâi dài ở vị lai, lúc con người thọ đến tám vạn tuổi, con sẽ có thể được làm vua, hiệu là Loa, là Chuyển Luân Vương“. Nhưng mong muốn của ông bị Phật khiển trách: “Ngươi là kẻ ngu si, chỉ nên chết thêm một lần, sao lại mong một lần tái sinh nữa“. Vị Tỳ Kheo này bị khiển trách vì không mong cầu chấm dứt bóng tối của đêm dài sinh tử, chứng nghiệm vô thượng Niết Bàn. Mà lại muốn tái sinh nhiều đời kiếp nữa để làm vua chúa.
  • Sau đó ĐứcPhật lại huyền ký về sự xuất hiện của vị Phật tương lại hiệu là Di Lặc trong triều đại Loa Chuyển Luân Vương. Trong hội chúng bấy giờ có hiện diện của một Tỳ Kheo tên Di Lặc, ông đứng dậy chắp tay bạch Phật và phát nguyện: “Bạch Thế Tôn! Một Thời gian lâu dài ở thời vị lai, lúc con người thọ mạng đến tám vạn tuổi, con sẽ thành Phật hiệu là Di Lặc Như Lại“. Phát nguyện này được Đức Thế Tôn tán thán: “Lành Thay! Lành Thay! Di Lặc, ngươi phát tâm cực diệu là lãnh đạo đại chúng”.
  • Ngay lúc đó, Đức Thế Tôn dạy ngài A Nan: “Này A Nan, ngươi hãy lấy tấm y được dệt bằng sợi tơ vàng mang ra đây. Nay Ta muốn cho Tỳ Kheo Di Lặc”. Tuy cũng ước nguyện được tái sinh nhiều đời nữa, nhưng Di Lặc lại được Phật khen ngợi vì ước nguyện quảng đại: “Vì muốn cứu hộ thế gian mà mong cầu thiên lợi và hữu ích, mong an ổn khoái lạc”.

Theo một số tài liệu khác thì Đức Di Lặc hiện đang ở trên cung trời Đâu Suất. Ngài sẽ giáng sinh trên trái đấy này sau bốn ngàn năm nữa. Bốn ngàn năm ở cõi trời Đâu Suất tương đương với khoảng hơn năm mươi bảy tỷ năm của trái đất. Ngài sẽ sinh ra trong một gia đình Bà La Môn ở miền nam Ấn Độ. Thành đạo ở vườn Hoa Lâm, dưới gốc cây Long Hoa, hiệu là Di Lặc. Đức Phật Di Lặc được dự đoán là sẽ đạt được giác ngộ trong bảy ngày, nhờ vào đức hạnh của nhiều kiếp chuẩn bị.

Tuy có nhiều điểm khác giữa các nguồn ghi chép. Nhưng có một điểm chung được nhiều tài liệu ghi lại là: Tỳ Kheo Di Lặc là vị Phật tương lại. Một thời gian rất dài về sau sẽ kế tiếp Đức Phật Thích Ca để tiếp tục duy trì Chính Pháp, giáo hóa chúng sinh.  

Chuyện Đức Di Lặc được Phật Thích Ca thọ ký thành Phật.

Có một câu chuyện nổi bật nhất nói về việc Đức Di Lặc được Phật Thích Ca thọ ký thành Phật như sau:

Phật Thích Ca có người dì ruột tên Kiều Đàm Di, là người có lòng nhân từ và đức độ. Nhân dịp Đức Phật về thăm quê hương, bà Kiều Đàm Di có chuẩn bị một vật phẩm vô cùng đặc biệt để dâng lên Phật. Vật phẩm đó là bộ tam y được làm từ bông do chính tay bà Kiều Đàm Di chuẩn bị. Từ công đoạn trồng nguyên liệu cho tới khi thành phẩm đều được thực hiện rất cẩn trọng và được ủ thơm. Bộ tam y trở nên quý giá vì được tự tay làm ra, hoan hỉ vui mừng khi ươm trồng, tự tay thu hái kéo sợi và hào hứng phấn khởi mang cúng dường Phật.

Bà Kiều Đàm Di đội mâm vàng dâng bộ tam y cúng dường lên Phật. Đợi bà tác bạch xong Đức Phật nói: “Bộ tam y ấy quý báu lắm, vì nó hội đủ ba yếu tố thanh tinh: Tự tay làm và hoan hỉ trước khi ươm trồng. Tự tay làm và hoan hỉ trong khi thu hái, kéo sợi. Tự tay làm và hoan hỉ mang tới cúng dường. Vậy này di mẫu! Di mẫu hãy dâng bộ tam y ấy lên Tăng, vì dâng cúng dường lên Tăng, phước báu còn cao thượng hơn là dâng cúng đến Như Lai nữa”. Sau đó bà Kiều Đàm Di không chỉ còn tâm muốn cúng dường Phật nữa, bà nghe Đức Phật thuyết pháp tâm rất hoan hỉ và không chỉ còn tâm muốn cúng dường Phật nữa.

Rồi Bà lần lượt dâng vật phẩm quý giá ấy lên Tôn Giả Xa Lợi Phật, Tôn giả Mục Kiều Liên, Tôn giả Đại Ca Diếp, mấy chục vị trưởng lão, qua mấy trăm vị tân Tỳ Kheo nhưng đều bị các vị ấy từ chối vì đã có y rồi. Cuối cùng bà dừng lại ở một vị Tỳ Kheo mới thọ giới tên là Ajita, lúc ấy bà cảm thấy rất u buồn và tủi thân.

Đức Phật thấy rõ tâm tư của bà Kiều Đàm Di. Lúc đó sẵn có chiếc bát ở bên, Ngài cầm lên chú nguyện rồi thảy cái bát lên trên không và cái bát biến mất. Ngài nói: “Ở nơi này, vị Tỳ Kheo nào có thần thông lưc, có đại thần thông lực hãy đi tìm kiếm giúp cái bát ấy rồi mang về đây cho Như Lai”. Mọi người ở đây đều tìm kiếm nhưng không ai tìm thấy cái bát ở đâu cả. Rồi Đức Phật Nói: “Này Ajita, vị tân Tỳ Kheo bất đắc dĩ nhận bộ tam y quý báu. Ông có thể cầu may hoặc do phước của ông, đi tìm cái bát của Như Lai xem thử thế nào”.

Tỳ Kheo Ajita rất bất ngờ, ông thầm nghĩ: “Tất cả các Ngài đều là những bậc Thánh nhân vô lậu, đại lực thần thông đều không thể tìm ra cái bát; Còn mình chỉ là kẻ phàm phu, vô năng, nhiều tham sân thì sao tìm ra được; Thế nhưng Đức Thế Tôn nói như vậy thì hẳn có nhân duyên.  Thế là ông liền sinh tâm hỉ lạc chưa từng có và phát lên lời đại nguyện: “Nếu tôi xuất gia theo giáo pháp của Đức Thế Tôn, mà vì lý do kiếm tìm hỉ mãn tứ sự, tham cầu hỉ đắc danh vọng, lợi dưỡng thì xin cho cái bát đừng trở lại tay tôi. Nhược bằng, tôi xuất gia có tâm thành tín, trong sạch, cần cầu nỗ lực tấn tu phạm hạnh, mục đích diệt trừ tham sân phiền não, chứng đắc đạo quả vô thượng, độ mình độ người, thì xin cho cái bát hãy rơi xuống tay tôi”.

Sau lời đại nguyện, chiếc bát từ đâu đã nằm trong tay của vị Tỳ Kheo Ajita. Chứng kiến cảnh đó, bao nhiêu tủi hờn trong lòng di mẫu Kiều Đàm Di đều tiêu tan hết. Và ngày lúc ấy Đức Phật đã thọ ký: “Vị tân Tỳ Kheo Ajita trẻ tuổi này mai sau sẽ là một vị Phật, một Đức Chánh Đẳng Giác oai lực vô song, có ngoại hiệu là metteyya (tức Đức Phật Di Lặc). Như vậy là di mẫu không những vừa cúng dường bộ tam y quý giá lên Tăng, mà còn cúng dường lên một vị Phật hậu lai nữa”.

Cũng trong buổi hôm ấy, Đức Phật đã thuyết giảng về sự suy vong và phát triển của Phật Pháp sau khi Ngài nhập diệt và sự ra đời của Phật Di Lặc trong tương lai.

Đánh Giá Sản Phẩm

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Chat Zalo
Gọi điện ngay