Bộ Tượng Ta Bà Tam Thánh Thạch Anh Áo Rủ Dát Vàng TBT2-001
Mã sản phẩm: TBT2-001
Giá 7,800,000 VNĐ
Kích thước:
- 30cm - Giá thỉnh:7.800.000VNĐ
- 40cm - Giá thỉnh: 13.300.000 VNĐ
- 50cm - Giá thỉnh: 20.600.000 VNĐ
Chi tiết sản phẩm
Ta bà tam thánh hay còn gọi là sa bà tam thánh là bộ 3 vị phật gồm phật a di đà, địa tạng bồ tát, và quan âm bồ tát. Bộ 3 vị tượng ta bà tam thánh dưới đây được làm bằng bột đá thạch anh. Viền áo ta bà còn được dát vàng. Mỗi một vị sẽ mang một pháp khí riêng đại biểu cho những bổn nguyện khác nhau
Trong số các câu niệm danh hiệu chắc hẳn bạn sẽ thường nghe thấy nhiều nhất là niệm nam mô a di đà phật. Tượng Phật A Di Đà được coi là giáo chủ của cõi Tây Phương Cực Lạc. Trong thế giới tịnh độ, là thế giới được tạo ra bằng thủy lực đây là thế giới đẹp nhất trong mười phương phật. Phật A Di Đà Dùng nguyện lực của mình để tạo ra thế giới đó. Phật A Di Đà có đủ 80 tướng chính và 32 tướng phụ. Phật A Di Đà trông khá giống Phật Thích Ca. Tuy nhiên đây không phải Phật Thích Ca.
Quan Thế Âm Bồ Tát trong bộ 3 vị ta bà tam thánh. Đây là một vị đại Bồ Tát, trong hầu hết các kinh diệu pháp liên hoa hoặc phẩm môn hoặc to hơn nữa là trong Phật Giáo Đại Thừa đều viết rất chi tiết về vị đại bồ tát này. Trong kinh Phật cũng có ghi chép về thần lực của vị bồ tát quán âm chỉ đứng sau đức A Di Đà. Vì công đức của người nguyện cứu khổ cứu nạn, cứu vớt các chúng sanh, bất kể chúng sanh nào niệm danh hiệu của người, thì người sẽ tới và giúp phổ độ.
Trong văn hóa Việt Nam nói riêng, hầu hết các chùa chiền đều có thờ đức Quan Âm Bồ Tát. Quan Âm được thờ ngoài trời còn được gọi là quan âm lộ thiên, quan âm các hoặc trong nhà thì là điện quan âm. Đa số các Phật tử đều có điện thờ quan âm.
Địa tạng bồ tát là một trong 6 vị đại bồ tát quan trọng trong Phật Giáo Đại Thừa. Địa tạng bồ tát thường đội mão thất phật, trên tay cầm thiết trượng hoặc cầm quả cầu lửa. Đây là pháp khí đại diện cho quyền lực mở cánh cửa địa ngục và quả cầu xua tan mọi bóng đêm trong địa ngục.
Địa tạng bồ tát trong ta bà tam thánh thường bị nhầm với Mục Kiền Liên. Tuy nhiên điểm dễ phân biệt nhất là mục kiền liên thường cầm thiết trượng và dáng đứng, còn Địa tạng bồ tát có ngồi đài sen hoặc đứng, hoặc có linh thú đề thính đi theo.
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!