Có Nên Thờ Tượng Phật Bằng Đá Tại Nhà Không ?
Thờ tượng Phật, Bồ tát tại gia là cách chúng ta thể hiện lòng thành kính với Tam Bảo, tự nhắc nhở bản thân hành thiện, tích đức, phát tâm tu học theo tâm gương của chư Phật, Bồ tát đồng thời cầu mong những điều tốt đẹp, an lành đến với bản thân và gia đình. Tượng Phật được chế tác từ nhiều chất liệu khác nhau, có thể kể đến như gỗ, sứ, đồng, ngọc và phổ biến nhất là tượng Phật bằng đá. Đây cũng là lý do nhiều người thắc mắc có nên thờ tượng Phật bằng đá tại nhà hay không.
Có Nên Thờ Tượng Phật Bằng Đá Tại Nhà Không?
Tượng Phật bằng đá là một trong những dòng tượng phổ biến nhất trên thị trường hiện nay, được đánh giá cao về tính thẩm mỹ, độ bền cao, màu sắc tươi sáng, ít chịu tác động của môi trường. Theo quan điểm Phật Giáo thì “thứ nhất tu nhà, thứ hai tu chợ, thứ ba tu chùa”, do đó, nếu có khả năng thỉnh tượng Phật về nhà để thờ phụng thì sẽ rất tốt cho việc hỗ trợ tu tâm dưỡng tính của Phật Tử.
Không chỉ vậy, thờ tượng Phật tại gia còn giúp gia chủ có tâm an lạc, hoan hỷ, có cuộc sống bình an, hạnh phúc, tránh được tà ma, dị pháp. Thờ tượng Phật tại gia cũng là cách để gia chủ gieo duyên với Phật Pháp, học hỏi theo tấm gương của chư Phật Bồ tát, từ đó nhắc nhở bản thân hành thiện, nói lời thiện, nghĩ thiện. Với thắc mắc có nên thờ tượng Phật bằng đá tại nhà không thì câu trả lời chắc chắn là có. Tuỳ vào điều kiện tài chính, thiết kế không gian, tâm nguyện mà gia chủ lựa chọn thỉnh vị Phật, Bồ tát phù hợp. Mỗi vị chư Phật, Bồ tát đều có hạnh nguyện riêng, do đó, mỗi tượng Phật sẽ mang những ý nghĩa tâm linh khác nhau.
Sở dĩ tượng Phật bằng đá được nhiều gia chủ lựa chọn để thờ tại gia vì những lý do sau đây:
- Đá là nguyên vật liệu tự nhiên, mang nguồn năng lượng lớn, có khả năng hấp thụ được linh khí của đất trời. Tượng Phật bằng đá có tính linh cao, được chế tác từ đá tự nhiên có khả năng hội tụ và phát ra nguồn năng lượng phong thuỷ tích cực.
- Chất liệu đá tự nhiên qua bàn tay khéo léo của nghệ nhân có thể tạo ra những mẫu tượng chân thật, toát lên khí chất của người nhà Phật. Các mẫu tượng Phật bằng đá có ngũ quan cân xứng, hài hoà, thần thái tự nhiên, ung dung, từ bi hỷ xả, các đường nét hoa văn được trau chuốt tinh tế, ấn tượng.
- Tượng Phật bằng đá có màu sắc tự nhiên, lên màu đẹp, đa dạng, phối màu tinh tế, phù hợp với nhiều không gian thờ phụng. Đặc biệt, do được làm từ chất liệu đá tự nhiên nên có độ bền cao, ít chịu tác động của môi trường, dễ vệ sinh mà lại khó bám bụi.
Những vị Phật, Bồ tát thường được thờ tại gia
Như vậy, với thắc mắc có nên thờ tượng Phật bằng đá tại gia không thì câu trả lời là có. Gia chủ hoàn toàn có thể thờ tượng Phật bằng đá tại gia. Tuy nhiên, một nhược điểm của tượng Phật bằng đá là có trọng lượng lớn, tượng có kích thước càng lớn thì trọng lượng càng cao. Do đó, gia chủ nên cân nhắc chọn mẫu tượng phù hợp, đặt ở vị trí an toàn, chắc chắn. Khi thờ tượng Phật tại gia, người ta thường chọn thỉnh các vị Phật sau đây:
1. Phật Thích Ca
Phật Thích Ca hay Phật Thích Ca Mâu Ni được xem là người khai sinh ra Phật giáo. Ngài thường được gọi là Phật lịch sử, “Phật Đà”, “Phật Tổ Như Lai” hay “Đức Thế Tôn”… Theo các tài liệu Phật giáo, Ngài là bậc giáo chủ của cõi Ta Bà, thị hiện ở thế gian 8000 lần. Mỗi lần đều dùng nhiều phương pháp để thuyết giảng, giáo hoá, giúp chúng sinh phá mê khai ngộ, tu hành đắc đạo.
Thờ Phật Thích Ca là cách thể hiện sự tôn kính với Phật Pháp của gia chủ, mong muốn được giác ngộ, được giải thoát khỏi thói tham sân si, thể hiện cái tâm hướng thiện. Ngoài ra, Phật Thích Ca cũng thường được thờ phụng với mong muốn gia đạo bình an, gặp nhiều may mắn.
2. Phật Dược Sư
Phật Dược Sư là tôn chủ của thế giới Tịnh Lưu Ly, là vị Phật có danh hiệu thầy thuốc. Ngài còn được gọi là Tiêu Tai Diên Thọ Dược Sư Phật, hiểu biết và thông suốt y dược của thế gian. Đại nguyện của Phật Dược Sư chính là mong cho tất cả chúng sinh có thân thể khỏe mạnh vui sướng, có trí tuệ đầy đủ, cuộc sống ấm no hạnh phúc, không thiếu ăn thiếu mặc, không lo đói khát khổ sở.
Phật Dược Sư cũng là một trong những vị Phật thường được thờ tại gia. Việc thờ phụng Phật Dược Sư thường xuất phát từ mong cầu có thân thể khỏe mạnh, cuộc sống ấm no hạnh phúc. Đồng thời, người ta cũng thường thờ phụng ngài với mong muốn có đủ trí tuệ để vượt qua những vọng tưởng, phiền não, tham sân si do các bệnh khổ về tâm và thân gây ra. Từ đó mà có được cuộc sống an vui, nhẹ nhàng, có được vô lượng trí tuệ, không bị vô minh ngăn che.
3. Phật Di Lặc
Trong tiếng Phạn, Phật Di Lặc có nghĩa là chủng tính từ bi, có khả năng làm cho Phật chủng trên thế gian không bị đứt đoạn. Trong kinh điển Phật Giáo, Phật Di Lặc là một trong bốn vị Bổn xứ Bồ tát hiện đang ở cung trời Đâu Suất. Ngài là vị Bồ tát sẽ xuất hiện trên trái đất, sẽ hiện thế khi thế giới hết kiếp giảm thứ chín, đến kiếp tăng thứ mười.
Phật Di Lặc là biểu tượng của cuộc sống bình an, hạnh phúc, thịnh vượng, sung túc, cháu con đề huề. Thực tế, mỗi hình tượng Phật Di Lặc thường có những ý nghĩa phong thủy riêng biệt. Tượng Ngài thường được thờ tại gia với mong cầu gia đạo bình an, sức khỏe dồi dào, cuộc sống sung túc, tài lộc hanh thông, đường tài vận rộng mở… Một số mẫu tượng Phật Di Lặc thường gặp có thể kể đến như:
- Tượng Phật Di Lặc tay cầm thỏi vàng, đỉnh vàng
- Tượng Phật Di Lặc vác bao bố trên vai
- Tượng Phật Di Lặc bên gốc tùng hoặc cầm cành đào
- Tượng Phật Di Lặc ôm phiến đá
- Tượng Phật Di Lặc vui đùa với những đứa trẻ xung quanh…
4. Tượng Phật A Di Đà
Phật A Di Đà là tôn chủ của cõi Cực Lạc, nằm ở phương Tây, cách thế giới Ta Bà khoảng 10 vạn ức cõi Phật. Ngài được gọi là Đức Phật Ánh Sáng. Theo lời của Phật Thích Ca thì con đường ngắn nhất để mọi loài thành Phật chỉ trong một kiếp sống là con đường vãn sanh Tịnh đọ Tây Phương Cực Lạc của Phật A Di Đà.
Phật A Di Đà thường được thờ tại gia với mong muốn được giải thoát bản thân khỏi muộn phiền đau khổ, có cuộc sống nhẹ nhàng, thanh thản. Người ta tin rằng, thờ Phật A Di Đà sẽ giúp gia đạo bình an, an lạc cảm hóa, giúp gia chủ tịnh tâm, được phù hộ độ trì. Theo các tài liệu Phật Giáo, để được vãng sinh về cõi Cực Lạc thì khi sống con người cần siêng làm việc thiện, điều thiện, siêng thờ cúng, đảnh lễ, tụng niệm Nam Mô A Di Đà Phật.
5. Quan Thế Âm Bồ tát
Quan Thế Âm Bồ tát cũng là một trong những vị Phật thường được các Phật tử thờ tại gia. Ngài tượng trưng cho Đại Bi, đại diện cho tấm lòng từ bi vô lượng. Ngài được tôn sùng và thờ phụng rộng rãi trong Phật giáo Đại Thừa, đặc trưng cho tinh thần cứu vớt và giác ngộ chúng sinh. Theo Kinh Đại Bi Tâm Đà La Ni thì trong vô lượng kiếp trước, Quán Thế Âm Bồ tát đã thành Phật nhưng vị hạnh nguyện cứu vớt chúng sinh, Ngài ứng thân làm Bồ tát.
Quan Âm Bồ tát được chứng phép nhĩ căn viên thông, có thể hóa hiện thân Phật, thân quỷ dạ xoa, la sát để cứu độ chúng sinh. Ngài thường được thờ phụng để giúp gia chủ đoạn trừ phiền não, được an lạc, yên bình, tránh được tai vạ, hiểm nguy. Ngoài ra, người ta cũng thờ tôn tượng Tống Tử Quan Âm để cầu con.
Ưu điểm của tượng Phật bằng đá của Tài Lộc
Không phải ngẫu nhiên mà các mẫu tượng Phật bằng đá lại được thờ phụng nhiều và được yêu thích đến vậy. Các mẫu tượng Phật bằng đá của Tài Lộc được đáng giá cao về tính thẩm mỹ, các đường nét chi tiết được trau chuốt tỉ mỉ tinh tế, phát huy tốt hiệu quả an lạc cảm hóa cho gia đình. Thông thường, các khách hàng của Tài Lộc yêu thích và đánh giá cao vì:
- Tướng diện tượng đẹp, nước da sơn hồng hào, ngũ quan được thể hiện cân đối hài hòa, toát lên thân thái từ bi hỷ xả của người nhà Phật. Các đường nét, chi tiết được trau chuốt tỉ mỉ, tinh tế, ấn tượng.
- Màu sắc tượng đẹp, tươi sáng, đa dạng, có những mẫu tượng là màu của đá tự nhiên, cũng có nhiều mẫu tượng được vẽ màu khoáng tự nhiên, an toàn với sức khỏe người sử dụng.
- Tượng được chế tác từ chất liệu bột đá cao cấp, đá tự nhiên, có khả năng hội tụ linh khí đất trời, có nguồn năng lượng phong thủy cao và có thể phát ra nguồn năng lượng tích cực, mang đến bình an, may mắn, cuộc sống an vui, nhẹ nhàng cho gia đình.
- Tượng được chế tác từ nhiều loại đá khác nhau, mỗi loại đá mang một nguồn năng lượng phong thủy riêng. Chẳng hạn, tượng Phật bằng đá thạch anh giúp mang đến may mắn, trí tuệ đá thạch ngọc xanh giúp thư giãn tinh thần, xoa dịu tâm trạng, tổn thương; đá trắng giúp giải phóng nguồn năng lượng xấu, mang đến cảm giác nhẹ nhàng, thư giãn…
- Tượng Phật của Tài Lộc có kích thước và mức giá đa dạng, tùy vào không gian thờ, nhu cầu và điều kiện kinh tế mà quý khách lựa chọn mẫu tượng phù hợp.
Một số lưu ý khi thờ tương Phật bằng đá
Khi thờ tượng Phật bằng đá tại gia thì cần lưu ý một số vấn đề sau đây:
- Khi lập bàn thờ Phật tại gia, gia chủ có thể làm lễ khai quang điểm nhãn, lễ an vị cho tượng Phật Bồ tát theo ngày tốt, hướng tốt. Đây là tín ngưỡng dân gian, gia chủ có thể thực hiện hoặc không.
- Còn theo quan điểm Phật Giáo thì chư Phật, Bồ tát có mặt ở khắp mọi nơi, ứng hiện ở mọi chỗ. Do đó,người thờ chỉ cần thành tâm, bày tỏ lòng tôn kính với Tam Bảo là được, không yêu cầu phải có lễ nghi rườm rà, phức tạp.
- Trước khi thắp hương, lễ Phật, tụng niệm, người thờ nên rửa tay, súc miệng sạch sẽ để bày tỏ sự thành tâm, tôn kính chư Phật Bồ tát.
- Khi thỉnh tượng Phật, nên chuẩn bị bàn thờ Phật chu đáo, trang nghiêm nhất, sau khi ra khỏi cửa hàng là đi thẳng về và an vị tượng Phật lên bàn thờ, không để những nơi lộn xộn trong nhà.
- Bàn thờ Phật nên đặt ở nơi cao nhất của ngôi nhà, hướng ra cửa chính hoặc hướng ra ban công đối với nhà ống. Không đặt bàn thờ ở phòng ngủ, nhà bếp, đối diện bếp lò, nhà vệ sinh, cũng không dựa bàn thờ vào cầu thang, tường nhà tắm, nhà vệ sinh.
- Bàn thờ Phật không nên đặt ở phòng ngủ, tuy nhiên nếu nhà chỉ có một phòng thì nên dùng vải sạch phủ tượng. Chỉ khi nào làm lễ thì dọn dẹp phòng, xếp giường chiếu chỉnh tề, sạch sạch rồi mở khăn phủ ra làm lễ.
Tóm lại, với thắc mắc có nên thờ tượng Phật bằng đá tại nhà không thì câu trả lời là có. Quý khách có nhu cầu thỉnh tượng Phật có thể tham khảo thông tin về tượng qua website hoặc gọi cho chúng tôi qua số điện thoại 0939194468, qua Zalo 0939194468 hoặc đến trực tiếp cửa hàng tại địa chỉ Số 8, Đường Bình Giã, Phường 13, Quận Tân Bình, TP. Hồ Chí Minh.