Cách Thờ Địa Tạng Vương Bồ Tát Tại Nhà Đúng Chuẩn
Địa Tạng Vương Bồ Tát là vị Bồ Tát có tấm lòng từ bi vô lượng, nổi tiếng với đại nguyện “Địa ngục không trống thề không thành Phật, chúng sinh độ hết, mới chứng Bồ Đề”. Theo các tài liệu Phật Giáo, thờ phụng, chiêm ngưỡng, lễ bái, tô vẽ hình tượng Ngài sẽ được tiêu trừ tội chướng, bệnh tật, thoát khỏi hiểm nguy, tiêu tai trừ hoạ, được quỷ thần hộ vệ… Dưới đây là cách thờ Địa Tạng Bồ Tát tại nhà đúng chuẩn, thể hiện được lòng thành của gia chủ đối với Đức Địa Tạng Vương.
Địa Tạng Vương Bồ Tát là ai?
Trước khi tìm hiểu cách thờ Địa Tạng Vương Bồ Tát tại nhà, chúng ta cùng tìm hiểu sơ về vị Bồ Tát này. Địa Tạng Vương Bồ Tát là một trong sáu vị đại Bồ Tát của Phật Giáo Đại Thừa, được Phật giáo Đông Á vô cùng tôn sùng và được mô tả như một vị tỳ kheo của phương Đông. Theo các tài liệu nghiên cứu Phật Giáo của các học giả, tín ngưỡng thờ Địa Tạng Vương Bồ Tát đã xuất hiện vào khoảng thế kỉ I hoặc II TCN tại Ấn Độ. Các tài liệu Phật Giáo thì ghi chép rằng, Đại Tạng Vương Bồ Tát đảm nhận trọng trách độ hoá chúng sinh ở thế giới Ta Bà sau khi Phật Thích Ca viên tịch và trước khi Di Lặc thành Phật.
Trước Đức Phật Thích Ca, Ngài Địa Tạng đã lập lời thệ rằng sẽ cấp phương tiện để chúng sinh trong lục đạo được giải thoát hết rồi bản thân mới thành Phật. Ngài được xem là vị Bồ Tát của chúng sinh Địa Ngục và được mệnh danh là giáo chủ cõi U Minh. Trong vô lượng kiếp trước, Ngài là một hiếu nữ có nhiều phước đức tên là Quang Mục. Mẹ nàng Quang Mục vì tạo vô số ác nghiệp nên khi chết đi bị đoạ vào địa ngục. Nàng Quang Mục đã thành tâm cầu nguyện, làm nhiều việc thiện để nhờ Đức Phật cứu độ mẹ mình. Trước Phật Liên Hoa Mục Như Lai, Ngài phát nguyện sẽ cứu vớt những chúng sinh đang chịu khổ ở địa ngục để họ thoát khỏi ác đạo thì Ngài mới thành Chánh Giác.
Còn trong các tài liệu Lịch sử Phật giáo Hàn Quốc thì Địa Tạng Bồ Tát có tên là Kim Kiều Giác. Ngài sinh vào thế kỉ thứ VII, vốn là một hoàng tử sống trong hoàng thất, hưởng cuộc sống xa hoa phú quý. Thế nhưng hoàng tử không bị ảnh hưởng bởi lối sống này mà lại là người chăm chỉ, đạm mạc, ham học hỏi, có lối sống vô cùng giản dị. Ngài xuất gia năm 24 tuổi, hành cước khắp nơi và dừng chân ở núi Cửu Hoa Sơn. Vào ngày 30 tháng 7 năm Đường Khai Nguyên thứ 26, Ngài nhập Niết bàn.
Ý nghĩa của việc thờ Địa Tạng Vương Bồ Tát
Địa Tạng Vương Bồ Tát là vị Bồ Tát có hạnh nguyện lớn, Ngài dùng pháp lực, lòng từ bi vô lượng của mình để cứu độ những linh hồn sa vào địa ngục, giúp họ thoát khỏi đau đớn, khổ ải, được lên cõi vĩnh hằng. Theo kinh Địa Tạng Bản Nguyên, người chi tâm quy y, lễ bái, chiêm ngưỡng, cúng dường hoặc tô vẽ hình tượng Địa Tạng Bồ Tát sẽ được giảm trừ bệnh tật, tiêu trừ tai họa, giảm tội chướng, lúc hiểm nguy thì được quỷ thần hộ vệ. Với những người thành tâm tụng niệm danh xưng của Ngài sẽ có được trí hệ to lớn và nhanh chóng hoàn thành ước nguyện.
Nương nhờ công năng, oai lực của Địa Tạng Bồ Tát, người thờ tôn tượng Ngài, thành tâm đảnh lễ, chiêm ngưỡng, cúng dường, thờ Địa Tạng Vương Bồ Tát tại nhà sẽ được những lợi ích sau đây:
- Đối với cuộc sống hiện tại, nếu gia chủ thành tâm nguyện cầu, tụng niệm danh hiệu Ngài sẽ có trí hệ rộng lớn, ước nguyện sớm thành hiện thực
- Bản thân, người thân, người được nguyện cầu được xua đuổi tai ương, thoát khỏi hiểm nguy, có sức khoẻ tốt, được quỷ thần hộ vệ, tai qua nạn khỏi
- Trong kiếp sau này nếu mong cầu thoát khỏi thân nữ sẽ được như ý nguyện kiếp sau được đổi sang thân nam nhi
- Nếu được nguyện cầu kiếp sau được chứng cho thân xinh đẹp, có cuộc sống an nhàn sung túc, thoát khỏi nghèo hèn thì sẽ được như ý nguyện
- Với người sắp lâm chung, việc tụng kinh Địa Tạng, làm nhiều điều thiện cho người bệnh sẽ giúp họ kéo dài thời gian sống
- Với người mới mất, trong 49 ngày sau khi mất, tụng kinh Địa Tạng sẽ giúp vong linh sớm được siêu thoát
- Với gia chủ hay gặp điều lạ, bị quấy phá thì khi thành tâm niệm kinh sẽ có giấc ngủ an lành, không còn gặp ma quỷ, người lạ hay gặp điều quái ác…
Địa Tạng Bồ Tát còn là biểu pháp của tinh thần hiếu đạo, người thờ phụng Địa Tạng Bồ Tát thường có ý niệm báo hiếu, tận hiếu với cha mẹ, luôn muốn thực hiện những hành động có ích cho xã hội. Chúng sinh niệm danh hiệu Địa Tạng, tụng niệm Địa Tạng Kinh hồi hướng cho người thân đã mất sẽ giúp họ biết rõ nhân quả, gieo nhân thiện, biết hối lỗi, dựa vào công đức, thần lực của Bồ Tát để thoát khỏi nỗi khổ chốn địa ngục, sớm tái sinh cõi người, cõi trời.
Cách lập bàn thờ Địa Tạng Bồ Tát tại nhà
Việc lập bàn thờ Phật tại gia nhằm giúp chúng ta tu tập, thực hành theo lời Phật dạy. Khi thờ Phật, điều quan trọng nhất chính là sự thành tâm, lòng thành kính của gia chủ. Sau đây là các bước thờ Địa Tạng Bồ Tát tại gia mà quý khách có thể tham khảo:
Xác định vị trí đặt bàn thờ phù hợp
Trước khi thờ Địa Tạng Vương Bồ Tát, gia chủ cần xác định hướng và vị trí lập bàn thờ. Bàn thờ Phật, Bồ Tát cần được đặt nơi trang nghiêm, thanh tịnh, bàn thờ nên áp lưng vào tường, mặt chính diện đối diện với cửa ra vào. Bàn thờ tốt nhất nên đặt ở không gian thanh tịnh, yên tĩnh, không nên đặt ở phòng khách, nơi thường xuyên tập trung ăn uống, trò chuyện, nếu có gian thờ riêng là tốt nhất. Bàn thờ cần đặt ở vị trí cao nhất trong nhà, nếu là nhà phố nhiều tầng thì bàn thờ nên đặt ở phòng cao nhất, đối diện với ban công. Nếu ở chung cư thì bàn thờ cần đặt ở trung tâm căn hộ, nơi trang trọng nhất.
Tuyệt đối không đặt bàn thờ đối diện với phòng ngủ, phòng bếp, nhà vệ sinh. Lưng bàn thờ không dựa vào cầu thang, tường nhà tắm, tường nhà vệ sinh. Bàn thờ Phật, Bồ Tát cũng không được đặt ở phòng ngủ. Trường hợp nếu ở trọ, nhà chỉ có một phòng thì có thể đặt bàn thờ Phật ở trong phòng, nên dùng vải sạch phủ tượng Bồ Tát, trước khi lễ Phật thì dọn dẹp phòng ở sạch sẽ rồi tiến hành lễ Phật như thường.
Bàn thờ Địa Tạng Bồ Tát gồm những gì?
Khi thờ Địa Tạng Bồ Tát nói riêng và thờ Phật nói chung, trước khi lập bàn thờ, gia chủ cần xác định được những vật phẩm cần thiết trên bàn thờ. Những vật phẩm cần thiết trên bàn thờ Phật, Bồ Tát bao gồm:
- Tượng Địa Tạng Vương Bồ Tát: Thờ Ngài Địa Tạng thì chắc chắn không thể thiếu tôn tượng của Ngài. Có rất nhiều mẫu tượng Địa Tạng Vương Bồ Tát bằng đá đẹp, quý khách có thể tham khảo tại website Rước Tài Lộc của chúng tôi.
- Lư hương dùng để thắp hương: Đây được xem là sự kết nối tâm linh giữa Bồ Tát và Phật Tử.
- Đôi đèn thờ: Trước đây, đèn thờ thường là đèn dầu, tuy nhiên hiện nay, đa số người ta sử dụng đèn cầy và đôi đèn thờ điện vì đèn thờ điện có độ bền cao, thiết kế đẹp lại phù hợp với không gian sống hiện nay.
- Ống hương: Là vật dụng dùng để đựng nhang, ống hương sẽ giúp bàn thờ gọn gàng, sạch sẽ và trang trọng hơn rất nhiều.
- Đỉnh Trầm: Dùng để đốt trầm hương, ca ngợi công đức của Địa Tạng Bồ Tát là hương thơm ngào ngạt và khiến không gian trở nên ấm cúng, sang trọng hơn.
- Mâm bồng đựng hoa quả: Để chứa hoa quả dâng lên Đức Phật, Bồ Tát nhằm thể hiện tấm lòng thành kính của gia chủ với các Ngài.
- Các vật phẩm khác: Ngai nước thờ, hủ choé đặt bàn thờ Phật, bộ lộc bình…
Các vật phẩm cần thiết trên bàn thờ Phật, Bồ Tát đều có tại mục Đồ Thờ Cúng của Rước Tài Lộc, quý khách có thể tham khảo tại đây!
Cách bước lập bàn thờ Địa Tạng Vương Bồ Tát tại gia
Sau khi đã xác định được các vật phẩm cần thiết cho bàn thờ Địa Tạng Vương Bồ Tát và chọn được vị trí đặt bàn thờ thích hợp, gia chủ cần:
- Chọn tôn tượng Địa Tạng Vương Bồ Tát ưng ý, khi chọn tượng nên ngắm nhìn tôn tượng, nếu sinh ra cảm giác tôn kính, an yên thì hãy chọn mẫu tượng ấy. Tượng Bồ Tát nên chọn tôn tượng tướng diện đẹp, thiết kế tinh tế, màu sắc hài hoà, nước da sơn hồng hào tươi sáng, ánh mắt hiền từ, thần thái tươi vui,
- Bày trí bàn thờ trang nghiêm, đầy đủ, hợp lễ trước khi thỉnh tượng về để khi thỉnh tượng bạn chỉ cần đi một mạch về nhà và an vị tượng Phật trên bàn thờ. Tuyệt đối không ghé bất kỳ nơi nào khác khi thỉnh tượng từ cửa hàng về.
- Chọn ngày thỉnh tượng phù hợp, thông thường, trong Phật Giáo không phân biệt ngày tốt ngày xấu, gia chủ chỉ cần chọn một ngày tiện nhất để thỉnh tượng. Tuy nhiên, nếu cẩn thận, gia chỉ có thể chọn ngày vía Địa Tạng Vương Bồ Tát là gày 30 tháng 7 âm lịch hàng năm.
Giải đáp một số thắc mắc khi lập bàn thờ Địa Tạng Vương Bồ Tát
1. Khi thỉnh tượng Phật về nhà, có người nói chỉ cần tụng kinh, niệm Phật thì Bồ Tát sẽ nhập tượng, tuy hiên cũng có người lại nói cần phải mời thầy về an vị Phật? Vậy làm theo cách nào mới là đúng nhất?
Với thắc mắc này, thực ra gia chủ chọn cách nào cũng đúng. Theo cách thứ nhất thì chư Phật Bồ Tát ở khắp nơi, chỉ cần có lòng thành kính, tôn sùng Ngài thì Ngài sẽ nhập tượng để phổ độ, cứu độ chúng sinh. Do đó, khi thờ tượng Địa Tạng Vương Bồ Tát tại nhà, gia chủ chỉ cần thỉnh tượng về, làm lễ an vị Phật tại gia, tụng kinh, niệm Địa Tạng kinh là được. Còn nếu có điều kiện, có thể mời thầy về tụng kinh, khai quang rồi tiến hành lễ an vị tượng Địa Tạng Vương Bồ Tát. Nhìn chung, hai cách làm này điều được, tuỳ vào điều kiện mà gia chủ chọn cách làm cho phù hợp, thuận tiện nhất.
2. Địa Tạng Vương Bồ Tát có phải là Mục Kiền Liên Bồ Tát hay không?
Địa Tạng Vương Bồ Tát và Mục Kiền Liên tôn giả khá giống nhau về hình tướng, có câu chuyện về tiền kiếp tương đối giống nhau, đều là những người con hiếu nghĩa bậc nhất. Tuy nhiên, mặc dù giống nhau nhưng hai Ngài không phải là một người. Địa Tạng Vương Bồ Tát đầu đội mũ mão tỳ lư, xung quanh có vầng hào quang toả sáng. Ngài ngồi trên toạ kỵ là linh thú Đề Thính hoặc đứng trên toà sen, một tay cầm tích trượng tay kia cầm ngọc Như Ý. Ở Việt Nam và Trung Quốc, Ngài được mô tả là đầu đội mũ Thất Phật, mặc áo cà sa.
Trong khi đó, tôn giả Mục Kiền Liên thường có hình dáng cao lớn, tai tròn mặt vuông, một tay cầm tích trượng, tay kia cầm bát cơm, hay được thể hiện trong tư thế đứng hơi cúi người để dâng cơm cho mẹ. Mục Kiền Liên tôn giả cùng Xá Lợi Phật tôn giả là hai trong mười đại đệ tử của Phật Thích Ca. Ngài là nhân vật lịch sử có thật, được ghi chép trong sử liệu. Còn Địa Tạng Vương Bồ Tát được biết đến qua lời giảng của Phật Thích Ca, Ngài được gọi là vị Phật cổ trong ngàn kiếp xưa.
Một số lưu ý khi thờ Địa Tạng Vương Bồ Tát
Khi thờ tôn tượng Địa Tạng Vương Bồ Tát tại gia, gia chủ cần lưu ý một số vấn đề sau đây:
- Tượng Bồ Tát có thể được thờ độc tôn hoặc thờ cùng với Phật Thích Ca Mâu Ni và Quán Thế Âm Bồ Tát trong bộ Ta Bà Tam Thánh.
- Khi thờ cùng trên bàn thờ Phật, nếu có tượng Phật thì đặt tôn tượng Đức Phật ở vị trí cao nhất rồi mới đến tượng Bồ Tát.
- Trên bàn thờ Phật, tuyệt đối không đặt các vật lạ như giấy tiền, vàng mã, bùa chú vì điều này đi ngược với giáo lý nhà Phật.
- Nếu thờ Phật và thờ gia tiên thì cần phân định rạch ròi, bàn thờ gia tiên cần thấp hơn bà thờ Phật để tránh trường hợp Phật và người phàm ngồi chung mâm cỗ gây bất kính với chư Phật, Bồ Tát.
- Nếu không gian ngoài trời rộng rãi, quý khách cũng có thể lập bàn thờ ngoài trời, chọn một không gian thờ riêng biệt, yên tĩnh để làm trang thờ Bồ Tát.
- Về hoa tươi và mâm cúng lễ cần dâng lễ ít nhất 2 lần mỗi tháng vào ngày rằm và ngày 30. Khi dâng hương thì thắp 3 nén hương và lạy 3 lạy.
- Nên thay hoa quả, trái cây trên bàn thờ Phật thường xuyên, không nên để cho hoa quả, trái cây héo rồi mới thay. Đồ cúng nên chia cho mọi người ăn hết, không nên vứt đi.
Trên đây là một số thông tin về cách thờ tượng Địa Tạng Vương Bồ Tát tại gia mà quý khách có thể tham khảo. Quý khách có nhu cầu thỉnh tượng Địa Tạng Vương Bồ Tát có thể liên hệ số điện thoại hoặc Zalo 093.9194.468.
Có thể bạn quan tâm: