Các mẫu tượng Thánh Tăng Sivali đẹp và ý nghĩa việc thờ Sivali
Thánh Tăng Sivali được mệnh danh là vị “thần tài” đích thực của Phật Giáo. Ngài là đệ tử của Đức Phật Thích Ca Mâu Ni, được Đức Phật phong tặng danh hiệu đệ tử Đệ Nhất Tài Lộc. Tôn tượng Ngài được thờ đặc biệt phổ biến tại Thái Lan, Miến Điện… để mong cầu phước lộc, sức khỏe, may mắn, được che chở dưới phước lành của Ngài. Nếu bạn đang tìm hiểu hoặc có nhu cầu thỉnh tượng Thánh Tăng Sivali, dưới đây sẽ là một số mẫu tượng đẹp, ấn tượng mà bạn không thể bỏ qua.
Thánh Tăng Sivali – vị Thánh đệ tử có tài lộc bậc nhất
Thánh Tăng Sivali hay còn gọi là tôn giả Thi Bà La là bậc Thánh Thanh Văn đại Đệ tử có danh xưng Đệ Nhất Tài Lộc trong hàng bốn mươi vị Thánh đệ tử thuộc cánh tả do Mục Kiền Liên tôn giả đứng đầu. Theo Đại Phật sử, trong bốn mươi vị Thánh đệ tử bên cánh tả của Đức Phật Thích Ca Mâu Ni do tôn giả Mục Kiền Liên đứng đầu và bốn mươi vị Thánh đệ tử bên cánh hữu do Xá Lợi Phất tôn giả đứng đầu có tên Ngài Sivali. Đây là vị Thánh đệ tử được Đức Phật Thích Ca Mâu Ni ban cho danh hiệu Đệ Nhất Tài Lộc.
Có rất nhiều ghi chép về cuộc đời của Ngài, có thể kể đến như:
Thánh Tăng Sivali thời Đức Phật Liên Hoa Thắng Như Lai
Lùi vào quá khứ 100 ngàn kiếp trái đất về trước, dưới thời Đức Phật Liên Hoa Thắng Như Lai, tiền thân của Thánh Tăng Sivali là con trai của một gia đình giàu có. Trong một lần ngồi ở hàng thính giả nghe Phật thuyết pháp, khi thấy một người đệ tử được ban cho danh hiệu Bậc Thánh Thinh Văn đệ tử có tài lộc bậc nhất, chàng trai ấy đã vô cùng hoan hỉ, có nguyện vọng cũng có thể trở thành bậc Thánh Thinh Văn có tài lộc bậc nhất ở thời của Đức Phật vị lai.
Để thực hiện nguyện vọng của mình, chàng trai này đã đến đảnh lễ, cung thỉnh Đức Phật và 500 vị Chư Tỳ Khưu Tăng về nhà để làm phước đại thí suốt 7 ngày. Trong 7 ngày này, tiền thân của Ngài Sivali đã cúng dường Đức Phật và các vị Tỳ Khưu bằng những vật thực ngon lành. Vào ngày thứ 7, ngài còn dâng cúng tam y đến Đức Phật và các vị Tỳ Khưu Tăng. Trước Đức Thế Tôn, chàng trai đã bày tỏ nguyện vọng không mong được giàu sang phú quý, chỉ mong muốn được trở thành Bậc Thánh Thinh Văn Đại đệ tử có tài lộc bậc nhất dưới thời của Đức Phật vị lai.
Thấy rõ nguyện vọng của cậu trai này sẽ được thành tựu, Đức Phật Liên Hoa Thắng Như Lai đã thọ ký rằng khi Đức Phật Gotama (Đức Phật Thích Ca) xuất hiện trên thế gian, nguyện vọng của cậu con trai này sẽ được thành tựu. Bắt đầu từ kiếp này đến kiếp cuối cùng tái sanh làm người, trong kiếp nào Ngài Sivali cũng hoan hỷ trong việc làm phước, cúng dường.
Thánh Tăng Sivali dưới thời Đức Phật Thích Ca Mâu Ni
Ở thời Đức Phật Thích Ca Mâu Ni, thánh tăng Sivali là con trai của bà công chúa Suppavasa nước Koliya, có truyền thống tôn sùng, kính ngưỡng tín phụng Tam bảo thường cúng dường Đức Phật và Chư Tỳ Khưu Tăng. Do nghiệp cũ oan khiên nên tôn giả Sivali đã phải ở trong bụng mẹ chịu khổ suốt 7 năm lẻ 7 ngày.
Trong quá khứ nhiều kiếp trước, tiền kiếp của Ngài Sivali là một vị thái tử, khi vua cha băng hà, thái tử đã lên ngôi. Thời bấy giờ, bên cạnh nước này có một vị vua nước láng giềng muốn thôn tính kinh thành Baranasi, trên đường tiến quân, vị vua này cho quân lính lập doanh trại nghỉ qua đêm. Đức vua ở kinh thành Baranasi hay tin, theo kế hoạch bàn bạc với Hoàng Thái Hậu, đức vua đã đem quân vây quanh bốn cửa doanh trại của quân địch suốt 7 ngày đêm mà không cho một ai ra vào.
Lúc này, tại chùa Migadaya ihara có Chư Phật Độc Giác đang thuyết pháp thiện – ác, đã khuyên bảo mọi người không nên gieo ác nghiệp mà cần cố gắng tạo nghiệp thiện. Sau khi nghe Phát, Đức vua ở kinh thành Baranasi đã hiểu rõ và hạ lệnh mở vòng vây, thả cho vị vua láng giềng và quân lính của về nước. Đây là lý do mà công chúa Suppavasa và ngài Sivali phải cùng chịu khổ suốt 7 năm lẻ 7 ngày.
Tuy nhiên, công chúa cũng không hề khó chịu, bà vẫn luôn lạc quan vui vẻ, quả phước thiện ngày càng tăng trưởng. Chỉ cần công chúa chạm tay vào hạt giống thì khi đem về trồng, kết quả thu hoạch vô cùng phi thường, chỉ cần đụng tay vào cửa kho thì dù lúa được đổ vào ít, kho vẫn tràn đầy. Khi mang thai tròn đủ bảy năm, sau khi chiêm bái, cúng dường Đức Phật, được Đức Phật chúc phúc, công chúa đã hạ sanh một người con trai khỏe mạnh.
Sau này, công tử Sivali được Ngài Đại Đức Sariputta dẫn về chùa, học về thiền định. Trong quá trình cạo tóc xuất gia Sadi, giới tử Sivali đã tiến hành thiền định căn bản, hiểu rõ nỗi khổ của sự tái sanh,khi vừa được đặt dao cạo tóc lên đầu, giới tử Sivali liền được chứng ngộ tứ thánh đế, chứng đắc nhập lưu thánh đạo. Ngài cũng là vị A La Hán trẻ tuổi nhất đắc đạo quả A La Hán. Kể từ ngày xuất gia làm sadi, hàng ngày đều có cận sự nam, nữ mang đến các món vật dụng như vật thực, y phục, thuốc men, không cần lo lắng về chỗ ở và các món vật dụng phát sinh.
Các mẫu tượng Thánh Tăng Sivali đẹp
Tượng Thánh Tăng Sivali có thể được chế tác từ nhiều chất liệu khác nhau. Tuy nhiên, các tôn tượng bằng chất liệu bột đá cao cấp thường được yêu thích hơn hẳn do có tính thẩm mỹ cao, ngũ quan tượng cân đối, hài hòa, tượng có độ bền và chất lượng cao, có thể thờ được trong thời gian dài. Sau đây là một số mẫu tượng Thánh Tăng Sivali đẹp mà bạn có thể tham khảo:
+ Mẫu tượng Thánh Tăng Sivali trắng xanh
+ Tượng Thánh Tăng Sivali áo nâu
+ Tượng Thánh Tăng Sivali thạch anh viền đế dát vàng
+ Tượng Thánh Tăng Sivali thạch anh viền vàng
+ Tượng Thánh Tăng Sivali màu thanh thiên xanh viền vàng
+ Tượng Thánh Tăng Sivali trắng xanh biển
Ý nghĩa của việc thờ Thánh Tăng Sivali
Thánh Tăng Sivali hay tôn giả Thi Bà La là vị Thánh giả gắn liền với tài lộc, có danh hiệu bậc Thánh Thinh Văn đại đệ tử có tài lộc bậc nhất, nằm trong hành Thánh Thinh Văn đại đệ tử bên cánh tả do Mục Kiền Liên tôn giả đứng đầu. Ngài là vị A La Hán trẻ tuổi nhất, được mệnh danh là “thần tài” trong Phật Giáo, có nhân duyên và phúc lộc sâu dày.
Theo ghi chép của các tài liệu, công tử Sivali xuất gia Sadi và đã đắc đạo ngay trong lễ thụ giới, được chứng đắc A La Hán, trở thành Bậc Thánh A La Hán cao thượng trong Phật Giáo. Kể từ khi Ngài xuất gia làm Sida, các món vật dụng phát sinh được dâng cúng Ngài và Chư Tỳ Khưu Tăng ngày càng dồi dào, sung túc. Người ta tin rằng, ở đâu có tôn tượng Thánh Tăng Sivali thì ở đó người dân sẽ được cơm no áo ấm, được nhiều may mắn, tài lộc, công đức.
Ý nghĩa việc thờ tượng Thánh Tăng Sivali
Tôn tượng tôn giả Thi Bà La được thờ phụng đặc biệt phổ biến ở các nước như Thái Lan, Miến Điện (Myanmar), việc thờ tôn tượng Ngài thường có những ý nghĩa sau đây:
- Mong cầu cuộc sống hạnh phúc, bình an, êm ấm, ấm no, đủ đầy, không phải lo cơm ăn áo mặt. Mong cầu cuộc sống suôn sẻ, được nhiều tài lộc, gặp nhiều may mắn.
- Theo như lời nguyện, Ngài Sivali đã trở thành Bậc Thánh Thinh Văn đại đệ tử có tài lộc bậc nhất ở thời Đức Phật Thích Ca Mâu Ni. Việc thờ tôn tượng Ngài được ví như thờ tượng của một vị “thần tài” thực thụ trong Phật Giáo.
- Thờ tượng Thánh Tăng Sivali là cách để tưởng nhớ, thể hiện sự tôn kính đối với Ngài. Đồng thời cũng thể hiện mong cầu được hưởng phước lành, được Ngài chở che, bảo vệ, mang đến tài lộc và cuộc sống hạnh phúc.
- Trong cuộc sống hiện đại ngày nay, hình ảnh của Thánh Tăng Sivali được xem là biểu tượng cho tình thương bao la, cho sự vĩ đại, hướng đến một thế giới không còn bất công, không đói nghèo, thù hận, con người không phải bôn ba lo lắng chuyện cơm ăn áo mặc hàng ngày…
Ý nghĩa riêng của từng tôn tượng Thánh Tăng Sivali
Ngoài ra, việc thờ phụng tượng Thánh Tăng Sivali cũng có rất nhiều ý nghĩa khác nhau. Tùy vào từng kiểu dáng tôn tượng và những món vật dụng đi kèm mà sẽ có những ý nghĩa riêng phù hợp, thường gặp là:
- Tượng Thánh Tăng Sivali mang bát khất thực: Là hình ảnh quen thuộc trong Phật Giáo, có ý nghĩa nếu chúng ta chăm chỉ, cần cù thì sẽ có được cuộc sống sung túc, ấm no, đủ đầy.
- Thánh Tăng Sivali và chiếc gậy chống: Là dụng cụ giúp nâng đỡ người dùng khi cần, tượng trưng cho ý nghĩa hỗ trợ, giúp chủ nhân có thể được quý nhân phù trợ, có điểm tựa để vượt lên khó khăn.
- Thánh Tăng Sivali và cây dù: Cây dù là vật có tác dụng che chắn, bảo vệ, cản mưa, nắng cho người sử dụng, tượng trưng cho ý nghĩa bảo vệ, ngăn chặn khổ đau, bất hạnh.
- Thánh Tăng Sivali và chiếc quạt: Trong đó, chiếc quạt là vật có thể mang đến ngọn gió mát lành, xua tan nóng bức, giúp tâm trí chúng ta an yên, mát mẻ, tĩnh tại, không bị phiền nhiễu, quấy rối.
- Thánh Tăng Sivali và chiếc giỏ: Chiếc giỏ thường là biểu tượng cho sự tích lũy và gìn giữ, tích góp tài lộc…
Tượng Thánh Tăng Sivali có thể được thể hiện kèm theo nhiều món vật dụng khác nhau, ý nghĩa của các tôn tượng này chỉ mang tính chất biểu trưng, mỗi nơi sẽ có những lý giải khác nhau về ý nghĩa của các tôn tượng này. Trong các tôn tượng Thánh Tăng Sivali, các tượng khắc họa Ngài Sivali và bát khất thực được thể hiện phổ biến nhất. Trong Phật Giáo, đây là hình ảnh vô cùng quen thuộc, khi Chư Tỳ Khưu Tăng đi khất thực sẽ dùng bát này và ngậm nước trong miệng để tịnh khẩu, nếu thực hành khất thực tốt thì bát sẽ nhanh chóng được lấp đầy.
Hơn nữa, theo các ghi chép trong các tài liệu, mỗi khi Chư Tỳ Khưu Tăng đi đến đâu, bất kể là vùng dân cư đông đúc hay nơi xa xôi, hẻo lánh, người dân thưa thớt, chỉ cần có Ngài Sivali đi cùng thì các món vật dụng phát sinh luôn được đầy đủ, sung túc. Người ta cũng tin rằng, việc thờ tượng Thánh Tăng Sivali kèm theo bát khất thực sẽ giúp mang lại tài lộc, may mắn, cuộc sống đủ đầy, sung túc. Thờ tôn tượng Ngài là một cách tưởng nhớ và thể hiện mong cầu được chở che trong phước lành của tôn giả Thi Bà La.
Cách thờ tượng Thánh Tăng Sivali
Thánh Tăng Sivali là bậc Thánh Thinh Văn đại đệ tử dưới thời Đức Phật Thích Ca Mâu Ni, việc lập bàn thờ hay thờ Thánh Tăng Sivali không hề phức tạp, giống như cách chúng ta lập bàn thờ để thờ Phật, Bồ Tát. Bạn có thể tham khảo cách thờ tượng Thánh Tăng Sivali như sau:
Vị trí thờ Thánh Tăng Sivali
Trước hết, chúng ta cần chọn bàn thờ với kích thước phù hợp, việc chọn bàn thờ và lập bàn thờ trong Phật Giáo không đòi hỏi như quy chuẩn khắt khe, không quá quan trọng về kiểu dáng, chỉ cần lựa chọn bàn thờ với phù hợp với không gian thờ là được. Tùy vào điều kiện mà bạn chọn sử dụng bàn thờ treo tường hay tủ thờ, tuy nhiên cũng cần lưu ý kích thước bàn thờ nên cân đối, hài hòa với không gian, không nên chọn những bàn thờ quá nhỏ, kém chất lượng vì như vậy sẽ thể hiện sự bất kính, thiếu tôn trọng với vị Thánh, Bồ Tát, Phật được thờ.
Khi chọn vị trí đặt bàn thờ và thờ tượng Thánh Tăng Sivali, cần lưu ý một số vấn đề sau đây:
- Bàn thờ Phật, Bồ Tát, Thánh Tăng nên được đặt ở một không gian riêng, yên tĩnh, tốt nhất là ở sảnh giữa của ngôi nhà, mặt bàn thờ hướng ra cửa chính.
- Trường hợp gia chủ ở nhà có nhiều tầng thì bàn thờ cần phải để ở nơi cao nhất, mặt bàn thờ hướng ra ban công.
- Bàn thờ phải được đặt ở nơi sáng sủa, trang trọng, yên tĩnh để thể hiện tấm lòng thành kính của người thờ
- Tuyệt đối không đặt bàn thờ ở nơi ô uế, nhiều bụi bẩn, nơi thường xuyên tụ tập ăn uống, cười đùa, bàn thờ không nên hướng mặt vào những không gian riêng tư như nhà vệ sinh, phòng ngủ, phòng tắm…
Cách lập bàn thờ Thánh Tăng Sivali
Thánh Tăng Sivali là vị đệ tử đệ nhất tài lộc dưới thời Đức Phật Thích Ca Mâu Ni. Người ta tin rằng, việc thành tâm tôn thờ, trì niệm thần chú Sivali sẽ mang đến nhiều phước lộc, may mắn, có sức khỏe tốt, vạn sự hanh thông, tai qua nạn khỏi, tiêu trừ bệnh tật… Tôn giả Sivali được thờ phụng vô cùng phổ biến ở các nước như Thái Lan, Myanmar, Srilanka… và một số nước Phật Giáo Bắc Tông. Đi đến đâu cũng thấy người ta thờ cúng, thắp hương, khấn vái Ngài bởi với họ Ngài là vị thần tài lộc.
Tôn tượng Ngài không chỉ được thờ trong khuôn viên của các ngôi chùa mà tôn tượng Ngài còn được nhiều gia đình thỉnh về thờ với mong muốn được giàu có thịnh vượng. Thánh Tăng Sivali được người Thái, Miến Điện vô cùng sùng bái, tôn tượng Ngài ở các ngôi chùa lúc nào cũng nghi ngút khói hương. Bạn có thể tham khảo các bước lập bàn thờ Thánh Tăng Sivali như sau:
- Bước 1: Chuẩn bị các vật phẩm cần thiết cho bàn thờ như bát hương, mâm bồng, kỷ chén thờ, lọ hoa, ống hương, đôi đèn, chân nến, đèn được, chóe thờ…
- Bước 2: Chọn tượng thờ và địa chỉ thỉnh tượng uy tín, tượng thờ nên chọn các tượng ở những địa chỉ chuyên cung cấp đồ thờ để đảm bảo về chất lượng.
- Bước 3: Lần lượt bày trí các vật phẩm đã chuẩn bị lên bàn thờ lên vị trí phù hợp. Trong đó, tượng Phật, Bồ Tát, Thánh Tăng; bình hoa và đĩa trái cây đặt theo quy tắc đông bình, tây quả, kỷ nước đặt ở phía ngoài cùng, trước bát hương; đèn thờ đặt đối xứng nhau ở phía ngoài cùng; lư hương đặt cạnh bát hương, nếu có chuông mõ thì đặt ở nơi thuận tay, dễ lấy nhất…
- Bước 4: Khai quang tượng thờ trước khi an vị tượng trên bàn thờ, với tượng Thánh Tăng, gia chủ có thể tự khai quang cho tượng. Tuy nhiên, tốt nhất nên nhờ người am hiểu hướng dẫn hoặc gửi tượng vào chùa để tượng được khai quang đúng cách.
- Bước 5: Sau khi tượng đã được khai quang, chúng ta chọn ngày tốt để thỉnh tượng về, trong quá trình thỉnh tượng, nên đi một mạch về nhà, đặt tượng đã được khai quang lên bàn thờ rồi làm lễ an vị.
Một số lưu ý khi thờ tượng Thánh Tăng Sivali
Trong quá trình lập bàn thờ, thỉnh và thờ tượng Thánh Tăng Sivali bạn cần lưu ý một số vấn đề sau đây:
- Tượng Thánh Tăng có thể thờ cùng các tượng Phật, Bồ Tát khác trên bàn thờ Phật, trong đó tượng Phật để ở vị trí chính giữa, tượng Bồ Tát và Thánh Tăng ở hai bên, tượng Thánh Tăng thấp hơn tượng Bồ Tát một bậc.
- Bàn thờ Phật, Thánh Tăng cần được đặt ở giữa, trong trường hợp có bàn thờ gia tiên thì bàn thờ gia tiên đặt một bên, thấp hơn so với bàn thờ Phật
- Có thể khai quang hoặc không khai quang cho tượng thờ đều được, tuy nhiên, tốt nhất vẫn nên khai quang để tượng có thể phát huy được tối đa hiệu quả.
- Mâm lễ cúng Phật, Thánh Tăng phải là đồ chay, tuyệt đối không cúng lễ mặn, nên dùng các loại hoa tươi như sen, cúc, huệ, mẫu đơn, đào, mau… không dùng hoa dại, không để hoa héo trên bàn thờ
- Đặc biệt, tuyệt đối không đặt giấy tiền, vàng mã, bùa chú lên bàn thờ vì nó đi ngược lại với giáo lý nhà Phật.
Nên chọn tượng Thánh Tăng Sivali như thế nào?
Tượng Thánh Tăng Sivali sẽ được thờ trong thời gian dài, do đó, chúng ta nên chọn thỉnh tượng uy tín, chất lượng. Theo kinh nghiệm của nhiều người, khi thỉnh tượng, nên ngắm tượng thật lâu nếu cảm thấy đặc biệt yêu thích, thấy tâm nhẹ nhõm, bình yên, mọi muộn phiền mệt mỏi vơi đi thì hãy thỉnh tôn tượng ấy. Ngoài ra, bạn cũng có thể chọn thỉnh tượng thờ theo mệnh nhất là khi thờ để mong cầu ấm no, hạnh phúc, tài lộc:
- Đối với người mệnh Kim: Nên thỉnh những tượng có màu vàng, cam, nâu đất thuộc hành Thổ (Thổ sinh Kim) rồi mới chọn những tượng có màu sắc của mệnh Kim như trắng, xám, ánh kim, ghi…
- Đối với người mệnh Mộc: Nên thỉnh những tượng có màu đen, xanh đen, xanh nước thuộc hành Thủy (Thủy sinh Mộc) rồi mới chọn những tượng có màu xanh lá, xanh ngọc thuộc hành Mộc
- Đối với người mệnh Thủy: Nên thỉnh những tượng có màu sắc như trắng, xám, ghi, ánh kim thuộc hành Kim (Kim sinh Thủy) rồi mới đến các tượng có màu đen, xanh nước, xanh đen…
- Đối với người mệnh Hỏa: Nên thỉnh những tượng có màu xanh lá, xanh ngọc thuộc hành Mộc (Mộc sinh Hỏa) rồi mới đến các tượng có màu sắc thuộc hành Hỏa như đỏ, hồng, tím…
- Đối với người mệnh Thổ: Nên thỉnh những tượng có màu đỏ, hồng, tím thuộc hành Hỏa (Hỏa sinh Thổ), rồi mới đến các tượng có màu vàng, cam, nâu đất…
Ngoài ra, khi chọn thỉnh tượng thờ, cần chọn ở những địa chỉ chuyên về tượng thờ vì tượng ở đây sẽ chú trọng vào đường nét, chi tiết trên tượng, nhất là khuôn mặt, thể hiện được thần thái từ bi, bao dung của người nhà Phật. Tượng sẽ được thờ trong thời gian dài, vì vậy nên chọn thỉnh những tôn tượng chất lượng cao để tránh tượng nứt vỡ, xuống cấp trong quá trình thờ. Tượng thờ cần cân đối, tránh chọn thỉnh những tượng đường nét không rõ ràng, thần thái cau có, khó chịu…
Địa chỉ thỉnh tượng Thánh Tăng Sivali uy tín
Thỉnh tượng Thánh Tăng Sivali ở đâu uy tín, chất lượng, tượng đẹp, tính thẩm mỹ cao là thắc mắc chung của nhiều người. Nếu bạn đang băn khoăn chưa biết nên thỉnh tượng tôn giả Thi Bà La ở đâu thì có thể tham khảo cửa hàng Đồ Thờ Lộc Phát. Đây là cửa hàng chuyên tượng thờ, đồ thờ, vật phẩm phong thủy đáng tin cậy tại TP.HCM. Những ưu điểm nổi bật của địa chỉ này có thể kể đến như:
- Tượng thờ đa dạng, nhiều mẫu mã, màu sắc phong phú. Các tượng thánh tăng Sivali ở đây được chế tác bằng chất lượng bột đá cao cấp qua đôi bàn tay tỉ mỉ, khéo léo của các nghệ nhân chuyên nghiệp lâu năm.
- Tượng thờ có chất lượng cao, thời gian bảo hành lên đến 10 năm, chất lượng tượng đảm bảo. Tượng có thể thờ được trong thời gian dài mà không cần lo lắng xuống màu, xuống cấp, nứt vỡ, được rất nhiều chùa, nhiều gia chủ thỉnh về thờ và đánh giá cao.
- Cửa hàng luôn cung cấp thông tin rõ ràng, chi tiết về kích thước, giá cả, hình ảnh thật của tượng trên website dotholocphat.com của cửa hàng. Bạn có thể dễ dàng tham khảo trên website để chọn được tôn tượng thờ phù hợp mà không cần phải đến trực tiếp cửa hàng.
- Có chính sách vận chuyển rõ ràng, giao hàng miễn phí tại khu vực TP.HCM và có giao hàng toàn quốc, tùy vào khu vực tỉnh thành mà chi phí sẽ khác nhau (phụ thuộc vào đơn vị vận chuyển).
- Có chính sách ưu đãi, khuyến mãi hấp dẫn tùy vào thời điểm và tùy vào loại tượng thờ
- Đặc biệt, khách hàng còn được tư vấn tỉ mỉ, chi tiết về thông tin của tượng thờ, cách chọn tượng, cách thờ phù hợp cho từng loại tượng thờ qua Zalo 0939.194.468.
Thánh Tăng Sivali là bậc Thánh Thinh Văn đại đệ tử đệ nhất tài lộc của Đức Phật Thích Ca Mâu Ni. Tôn tượng Ngài được rất nhiều gia đình Phật tử tại một số quốc giá Phật Giáo Nguyên Thủy thỉnh về thờ tại nhà bên cạnh Đức Phật Thích Ca Mâu Ni để lễ bái, mong cầu may mắn, sức khỏe, được nhiều phước lộc, tai qua nạn khỏi, vạn sự hanh thông.