10 Mẫu chuông mõ tụng kinh Niệm Phật Đẹp Và Cách Sử Dụng
Chuông mõ là hai pháp khí có ý nghĩa quan trọng trong Phật giáo, thường được sử dụng để tụng kinh, niệm Phật. Chuông và mõ có nguồn gốc từ xa xưa, có công năng cảnh tỉnh, nhắc nhở mọi người luôn tỉnh thức, ý thức gìn giữ chánh niệm. Hiện nay, trên thị trường có rất nhiều cơ sở sản xuất, kinh doanh, cung cấp các loại chuông, mõ tụng kinh niệm Phật. Tuy nhiên, không dễ để chọn được một địa chỉ uy tín, đang tin cậy, cung cấp sản phẩm chính hãng, chất lượng.
Chuông và mõ ngày càng đa dạng về mẫu mã, chủng loại. Thế nhưng không phải loại nào cũng phù hợp với việc tụng kinh niệm Phật. Dưới đây là một số mẫu chuông mõ tụng kinh Niệm Phật đẹp và cách sử dụng mà bạn có thể tham khảo.
Chuông mõ tụng kinh là gì?
Chuông mõ tụng kinh là pháp cụ gồm có chuông đồng và mõ gỗ. Bộ pháp cụ này được sản xuất tại Đài Loan với các họa tiết như khắc hoa sen, khắc chữ Phật, khắc tâm kinh. Bộ chuông mõ tụng kinh có nhiều kích thước khác nhau phù hợp nhiều không gian thờ cúng. Chuông và mõ là hai pháp khí quan trọng, đã xuất hiện từ lâu trong Phật giáo. Nó không chỉ giúp tăng sự trang nghiêm, trang trọng cho các buổi lễ mà còn có công năng cảnh tỉnh, gia tăng sự tập trung của những người tham gia tụng kinh tại gia. Mỗi khi nghe tiếng chuông mõ, chúng ta thường có cảm giác thanh tịnh, tập trung hơn.
Chuông tụng kinh
Chuông có nhiều loại, trong đó, chuông tụng kinh là loại pháp khí nhà Phật, được làm từ chất liệu đồng, chuyên được dùng cho các buổi lễ, các buổi tụng kinh trong Phật Giáo. Chuông có kích thước đa dạng, có tiếng ngân vang thanh thoát, trầm hùng, khiến tâm người nghe thanh tịnh và tập trung hơn. Chuông thường được đặt ở vị trí bên phải của người chủ lễ, được dùng để làm lễ và tụng niệm.
Chuông có rất nhiều loại khác nhau, được phân chia theo kích thước, các chuông lớn sẽ được đặt tại chùa, có những chùa có hẳn lầu chuông để đặt một chiếc chuông lớn. Chuông cũng có thể được sử dụng tại tư gia phục vụ cho việc tụng kinh niệm Phật khi gia đình có nhiều người cùng tụng kinh. Chuông trong chùa được đặt bên tay trái của tượng Phật, Bồ Tát, người thỉnh chuông gọi là Duy Na.
Chuông tụng kinh được làm từ đồng nguyên chất, thường có màu sắc cổ điển, lấp lánh ánh vàng óng ánh. Tiếng chuông tụng kinh chuẩn vô cùng thanh thoát, âm vang. Mỗi khi được gia trì sẽ khiến các tăng ni, phật tử, người tụng kinh cảm thấy bình yên, thanh tịnh đến lạ kỳ. Không chỉ vậy, nó còn mang nguồn năng lượng cùng sức mạnh vượt trội có thể xua tan tà khí, giúp con người hướng thiện, cảm nhận được những điều an lành.
Mõ tụng kinh
Mõ chùa cũng là một pháp khí rất phổ biến trong Phật giáo. Mõ thường được làm từ các loại gỗ chắc chắn, cứng cáp, hình dạng đa dạng, thường là hình cầu dạng, kích thước to nhỏ khác nhau. Âm thanh của mõ giòn và sâu lắng, quanh dùi mõ được bọc vải để âm thanh ấm cúng, trầm hùng hơn. Mõ luôn luôn được đặt bên tai phải của tượng Phật hoặc Bồ Tát, người gõ mõ gọi là Duyệt Chúng, có nghĩa là “làm vui lòng dân chúng”.
Mõ chùa được sử dụng khi tụng kinh, được dùng để điểm nhịp đều theo lời tụng. Mõ chùa trong tiếng Hán và tiếng Nhật còn được gọi là mộc ngư (cá gỗ). Mõ tụng kinh trong Phật Giáo được cho là có liên quan đến câu chuyện nhà sư và Kình ngư, việc cái mõ chạm khắc giống hình con cá là một cách để nhắc nhở, thức tỉnh người tu hành phải nhớ tới bổn phận tu tâm, hành đạo, chớ xao lãng việc bái sám, niệm Phật, tu thiền…
10 Mẫu chuông mõ tụng kinh Niệm Phật đẹp
Hiện nay tại Rước Tài Lộc có những mẫu chuông mõ bằng đồng và gỗ đẹp. Quý khách có thể đến tận nơi để tham khảo hoặc gọi điện theo số hotline : 093.9194.468 để được tư vấn chi tiết. Các mẫu chuông mõ có hiện nay gồm :
-
Chuông Mõ Chữ Phật Tâm Kinh CM-001
Chuông mõ tụng kinh mã số CM-001 là một trong những dòng chuông mõ cao cấp hiện nay. Chuông có âm thanh trong vắt, mõ có âm trầm, bộ pháp cụ chuông mõ kèm gậy đánh chuông và gậy gõ mõ đầy đủ. Mẫu chuông mõ CM-001 là một mẫu chuông mõ cao cấp nhất hiện nay.
Kích thước chuông:
- Chuông 3.5inch – Ngang 8.75cm
- Chuông 4inch – Ngang : 10cm
- Chuông 5inch – Ngang : 12.5cm
- Chuông 6inch – Ngang 15cm
- Chuông 7inch – Ngang 18cm
- Chuông 8inch- Ngang 20cm
- Chuông 9.5inch – Ngang 24cm
- Chuông 12inch – Ngang 30cm
Kích thước mõ
- Mõ 3.5inch – Ngang 8.75cm
- Mõ 4inch – Ngang : 10cm
- Mõ 5inch – Ngang : 12.5cm
- Mõ 6inch – Ngang 15cm
- Mõ 7inch – Ngang 18cm
- Mõ 8inch- Ngang 20cm
- Mõ 9.5inch – Ngang 24cm
- Mõ 12inch – Ngang 30cm
- Mõ 14inch – Ngang 35cm
- Mõ 16inch – Ngang 40cm
- Mõ 19inch – Ngang 50cm
- Mõ 26inch – Ngang 68cm
Chuông mõ đều có nệm kê và hộp kèm theo vô cùng sang trọng. Trong các dịp lễ lớn hoặc mua làm quà tặng các Phật tử rất có ý nghĩa.
2. Chuông Mõ tụng kinh niệm Phật Mõ Mộc CM-002
Chuông mõ mẫu chuông CM-002 là mẫu chuông tâm kinh khắc hoa sen, chữ Phật và mõ được làm bằng loại gỗ trương mộc, mõ không sơn phủ mà để nguyên mộc gỗ tạo ra những điểm nhấn và có âm thanh trầm hơn so với các loại mõ khác.
Kích thước chuông:
- Chuông 3.5inch – Ngang 8.75cm
- Chuông 4inch – Ngang : 10cm
- Chuông 5inch – Ngang : 12.5cm
- Chuông 6inch – Ngang 15cm
- Chuông 7inch – Ngang 18cm
- Chuông 8inch- Ngang 20cm
- Chuông 9.5inch – Ngang 24cm
- Chuông 12inch – Ngang 30cm
Kích thước mõ
- Mõ 3.5inch – Ngang 8.75cm
- Mõ 4inch – Ngang : 10cm
- Mõ 5inch – Ngang : 12.5cm
- Mõ 6inch – Ngang 15cm
- Mõ 7inch – Ngang 18cm
- Mõ 8inch- Ngang 20cm
- Mõ 9.5inch – Ngang 24cm
- Mõ 12inch – Ngang 30cm
- Mõ 14inch – Ngang 35cm
- Mõ 16inch – Ngang 40cm
- Mõ 19inch – Ngang 50cm
- Mõ 26inch – Ngang 68cm
3. Chuông mõ niệm Phật Chữ Phật khắc tâm kinh CM-003
Mẫu chuông mõ CM-003 có thành phần chuông được làm bằng đồng khắc tâm kinh, mõ được làm bằng gỗ thảo hoa lê nâu phủ pu để bảo vệ lớp gỗ bên trong. Nhìn tổng thể chuông và mõ có nhiều kích thước phù hợp nhiều không gian bàn thờ.
Kích thước chuông:
- Chuông 3.5inch – Ngang 8.75cm
- Chuông 4inch – Ngang : 10cm
- Chuông 5inch – Ngang : 12.5cm
- Chuông 6inch – Ngang 15cm
- Chuông 7inch – Ngang 18cm
- Chuông 8inch- Ngang 20cm
- Chuông 9.5inch – Ngang 24cm
- Chuông 12inch – Ngang 30cm
Kích thước mõ
- Mõ 3.5inch – Ngang 8.75cm
- Mõ 4inch – Ngang : 10cm
- Mõ 5inch – Ngang : 12.5cm
- Mõ 6inch – Ngang 15cm
- Mõ 7inch – Ngang 18cm
- Mõ 8inch- Ngang 20cm
- Mõ 9.5inch – Ngang 24cm
- Mõ 12inch – Ngang 30cm
- Mõ 14inch – Ngang 35cm
- Mõ 16inch – Ngang 40cm
- Mõ 19inch – Ngang 50cm
- Mõ 26inch – Ngang 68cm
4. Chuông mõ niệm Phật – mẫu chuông đồng mõ gỗ nâu CM-004
Mẫu chuông đồng CM-004 có âm thanh vang vọng, được làm trơn láng thích hợp cho những Phật tử thích đơn giản, sang trọng, mõ được làm bằng gỗ thảo hoa lê nâu. Tổng thể phần chuông, mõ CM-004 rất cao cấp, chuông được làm bằng chất liệu đồng dày dặn cho âm thanh chuông vang và trong.
Kích thước chuông:
- Chuông 3.5inch – Ngang 8.75cm
- Chuông 4inch – Ngang : 10cm
- Chuông 5inch – Ngang : 12.5cm
- Chuông 6inch – Ngang 15cm
- Chuông 7inch – Ngang 18cm
- Chuông 8inch- Ngang 20cm
- Chuông 9.5inch – Ngang 24cm
- Chuông 12inch – Ngang 30cm
Kích thước mõ
- Mõ 3.5inch – Ngang 8.75cm
- Mõ 4inch – Ngang : 10cm
- Mõ 5inch – Ngang : 12.5cm
- Mõ 6inch – Ngang 15cm
- Mõ 7inch – Ngang 18cm
- Mõ 8inch- Ngang 20cm
- Mõ 9.5inch – Ngang 24cm
- Mõ 12inch – Ngang 30cm
- Mõ 14inch – Ngang 35cm
- Mõ 16inch – Ngang 40cm
- Mõ 19inch – Ngang 50cm
- Mõ 26inch – Ngang 68cm
5. Chuông Mõ Niệm Phật – Chuông đen – gỗ nâu mã CM-005
Mẫu chuông CM-005 được làm bằng chất liệu đồng thau giả cổ. Chuông này được lấy cảm hứng từ các loại chuông cổ ngày xưa nên mang hơi hướng cổ kính. Chuông kết hợp với mõ được làm bằng gỗ thảo hoa lê nên trở thành bộ combo đẹp và sang trọng
Kích thước chuông:
- Chuông 3.5inch – Ngang 8.75cm
- Chuông 4inch – Ngang : 10cm
- Chuông 5inch – Ngang : 12.5cm
- Chuông 6inch – Ngang 15cm
- Chuông 7inch – Ngang 18cm
- Chuông 8inch- Ngang 20cm
- Chuông 9.5inch – Ngang 24cm
- Chuông 12inch – Ngang 30cm
Kích thước mõ
- Mõ 3.5inch – Ngang 8.75cm
- Mõ 4inch – Ngang : 10cm
- Mõ 5inch – Ngang : 12.5cm
- Mõ 6inch – Ngang 15cm
- Mõ 7inch – Ngang 18cm
- Mõ 8inch- Ngang 20cm
- Mõ 9.5inch – Ngang 24cm
- Mõ 12inch – Ngang 30cm
- Mõ 14inch – Ngang 35cm
- Mõ 16inch – Ngang 40cm
- Mõ 19inch – Ngang 50cm
- Mõ 26inch – Ngang 68cm
6. Chuông mõ tụng kinh niệm Phật mẫu chuông đen mã số CM-006
Mẫu chuông đen đồng giả cổ và mõ được làm bằng gỗ gõ đỏ nên các vân gỗ sáng và bóng. Đối với dòng gõ đỏ thường các nghệ nhân sẽ tạc hình và chỉ sơn pu phủ bóng để khách có thể nhìn thấy rõ những vân gỗ bên trong. Trọn bộ chuông mõ được làm bằng đồng thau và gỗ gõ đỏ tạo nên bộ sản phẩm hoàn hảo và nhìn khá tinh tế.
Kích thước chuông:
- Chuông 3.5inch – Ngang 8.75cm
- Chuông 4inch – Ngang : 10cm
- Chuông 5inch – Ngang : 12.5cm
- Chuông 6inch – Ngang 15cm
- Chuông 7inch – Ngang 18cm
- Chuông 8inch- Ngang 20cm
- Chuông 9.5inch – Ngang 24cm
- Chuông 12inch – Ngang 30cm
Kích thước mõ
- Mõ 3.5inch – Ngang 8.75cm
- Mõ 4inch – Ngang : 10cm
- Mõ 5inch – Ngang : 12.5cm
- Mõ 6inch – Ngang 15cm
- Mõ 7inch – Ngang 18cm
- Mõ 8inch- Ngang 20cm
- Mõ 9.5inch – Ngang 24cm
- Mõ 12inch – Ngang 30cm
- Mõ 14inch – Ngang 35cm
- Mõ 16inch – Ngang 40cm
- Mõ 19inch – Ngang 50cm
- Mõ 26inch – Ngang 68cm
7. Chuông mõ tụng kinh niệm Phật mẫu đồng in chữ Phật mẫu chuông CM-007
Mẫu chuông CM-007 được làm bằng đồng khắc tâm kinh hoa sen và mõ được làm bằng loại gỗ nam mộc cho âm thanh trầm ấm. Chuông được làm bằng đồng vàng với kết cấu chắc chắn và dày dặn, âm thanh chuông đánh lên vang xa và trong vắt, cùng với âm thanh của mõ trầm ấm tạo nên bộ chuông mõ hoàn hảo.
Kích thước chuông:
- Chuông 3.5inch – Ngang 8.75cm
- Chuông 4inch – Ngang : 10cm
- Chuông 5inch – Ngang : 12.5cm
- Chuông 6inch – Ngang 15cm
- Chuông 7inch – Ngang 18cm
- Chuông 8inch- Ngang 20cm
- Chuông 9.5inch – Ngang 24cm
- Chuông 12inch – Ngang 30cm
Kích thước mõ
- Mõ 3.5inch – Ngang 8.75cm
- Mõ 4inch – Ngang : 10cm
- Mõ 5inch – Ngang : 12.5cm
- Mõ 6inch – Ngang 15cm
- Mõ 7inch – Ngang 18cm
- Mõ 8inch- Ngang 20cm
- Mõ 9.5inch – Ngang 24cm
- Mõ 12inch – Ngang 30cm
- Mõ 14inch – Ngang 35cm
- Mõ 16inch – Ngang 40cm
- Mõ 19inch – Ngang 50cm
- Mõ 26inch – Ngang 68cm
8. Chuông mõ niệm Phật tụng kinh mẫu chữ Phật mõ gỗ CM-008
Chuông mõ CM-008 sự kết hợp giữa chuông đồng khắc tâm kinh và mõ được làm bằng gỗ gõ đỏ cao cấp. Các dòng chuông mõ bằng đồng thường được nhiều Phật tử yêu thích và lựa chọn thỉnh thờ vì có âm thanh chuẩn nhất. Dưới đây là kích thước và thông số của chuông mõ hiện tại tại Rước Tài Lộc
Kích thước chuông:
- Chuông 3.5inch – Ngang 8.75cm
- Chuông 4inch – Ngang : 10cm
- Chuông 5inch – Ngang : 12.5cm
- Chuông 6inch – Ngang 15cm
- Chuông 7inch – Ngang 18cm
- Chuông 8inch- Ngang 20cm
- Chuông 9.5inch – Ngang 24cm
- Chuông 12inch – Ngang 30cm
Kích thước mõ
- Mõ 3.5inch – Ngang 8.75cm
- Mõ 4inch – Ngang : 10cm
- Mõ 5inch – Ngang : 12.5cm
- Mõ 6inch – Ngang 15cm
- Mõ 7inch – Ngang 18cm
- Mõ 8inch- Ngang 20cm
- Mõ 9.5inch – Ngang 24cm
- Mõ 12inch – Ngang 30cm
- Mõ 14inch – Ngang 35cm
- Mõ 16inch – Ngang 40cm
- Mõ 19inch – Ngang 50cm
- Mõ 26inch – Ngang 68cm
Nguồn gốc và các loại chuông mõ tụng kinh Niệm Phật
Chuông và mõ thường vang lên nhịp nhàng, phối hợp hài hòa, nhuần nhuyễn để giúp tăng sự trang trọng, trang nghiêm cho buổi lễ hoặc giúp người tụng kinh tập trung, thanh tỉnh hơn. Có rất nhiều câu chuyện về nguồn gốc của chuông và mõ tụng kinh trong Phật giáo.
Nguồn gốc và các loại chuông
Chuông là một loại kiền chùy không thể thiếu trong các nghi thức Phật Giáo, tiếng chuông đã trở thành hiệu lệnh, là thước đo thời gian để các tăng ni tuân thủ giờ giấc. Trong kinh Phật, chuông đã có từ rất lâu, được biết, các ghi chép có đề cập đến, vào ngày 15/7 là kỳ mãn hạ, chư Tăng tự tứ. Lúc này, Đức Phật có bảo thị giả của Ngài là tôn giả A Nan Đà đánh kiền chùy để nhóm họp Tăng chúng.
Tôn giả A Nan Đà liền vâng theo và lên giảng đường đánh kiền chùy nói: “Con nay đến đây đánh tín cổ của Như Lai, hễ ai là đệ tử của Như Lai, khi nghe hãy vân tập về đây”. Trong Kinh Thủ Lăng Nghiêm, phần “Kích Chung Nghiệm Thường” cũng đề cập đến việc Đức Phật sai tôn giả La Hầu La đánh chuông để chứng nghiệm tánh nghe cho tôn giả A Nan Đà.
Có rất nhiều tài liệu ghi chép về sự xuất hiện của chuông trong xa xưa. Theo cuốn Quảng Hoằng Minh tập trong Đại Chánh Tân Tu Đại Tạng Kinh thì vào những năm 420 – 479, đã có rất nhiều lầu chuông được xây dựng. Hiện nay, chuông có rất nhiều loại, trong đó có 3 loại thông dụng được sử dụng trong thiền môn gồm:
- Hồng chung: Còn gọi là Đại Chung, Phạn Chung, Hoa Chung, Cự Chung… Được sử dụng trong các nghi lễ, thời khóa, có ý nghĩa mang đến sự linh thiêng, trang nghiêm cho các buổi khóa lễ.
- Chuông Bảo Chúng: Tên gọi khác là Tiểu Chung, Bán Chung, Hoán Chung… Được sử dụng để báo chúng trong các trường hợp như nghe pháp, họp chúng, chỉ tịnh, chấp tác, thức chúng…
- Chuông gia trì: Chuông gia trì trong Phật giáo là loại chuyên được sử dụng để tụng kinh. Loại chuông này được đặt song song với mõ ở chánh điện, chuông đặt bên trái, mõ đặt bên phải tượng Phật, Bồ Tát. Chuông gia trì có công dụng cảnh tỉnh, nhắc nhở, báo hiệu cho đại chúng để thúc liễm tam nghiệp khi hành lễ.
Nguồn gốc và các loại mõ
Cũng giống như chuông, mõ là pháp khí lâu đời, có rất nhiều câu chuyện liên quan đến nguồn gốc của mõ. Tương truyền, trước đây, có một vị hòa thượng trụ trì một ngôi chùa gần bờ sông. Khi có việc ra ngoài, ngài phải quá giang bằng chiếc đò ngang. Một lần, khi đò ra tới giữa dòng thì sóng nổi lên ầm ầm, có một con cá kình rất lớn nổi lên, đòi giao vị hòa thượng cho nó.
Con cá kể rằng ngày trước khi theo trụ trì tu đạo, do không được dạy nên mới sinh ra thói lười biếng, không biết gì đến công phu bái sám, ăn chay niệm Phật, lúc nào cũng khoe khoang với đại chúng. Khi chết, nó bị đọa vào súc sinh, làm thân cá kình, phải chịu đói chịu khát, vô cùng cực khổ.
Nghe con cá nói xong, nhà sư liền mỉm cười đáp, nếu con cá nhà người đã biết vì tạo tội lỗi mới đọa thân làm cá thì phải biết ăn năn, sám hối, tạo duyên lành mới mong được thoát khỏi quả báo. Trước đây, khi dạy ngươi đúng giới luật thì người bảo quá nghiêm khắc, khi thả lỏng thì ngươi phóng túng. Đã có tội lại không biết ăn năn còn kiếm cách đổ lỗi cho người.
Sư dứt lời thì con cá cũng lặn dưới đáy nước. Trong chùa liên tiếp vang lên tiếng tụng kinh cầu siêu, sau bảy ngày đêm thì con cá trồi lên, lết đến sân chùa, hướng vào chùa mà nói: “Nhờ công đức của Thầy và chư Tăng Ni chú nguyện và tụng kinh siêu độ cho, nên con đã được tiêu nghiệp, thoát kiếp cá Kình và lên cõi trời Dục Giới”.
Ngày nay, mõ có nhiều loại, hai loại mõ thường được sử dụng trong thiền môn là:
- Mõ có hình bầu dục như vảy cá: Loại này thường được dùng trong các khóa lễ sớm tối có đông người tụng kinh, mục đích để cho mọi người tụng nhịp nhàng theo tiếng mõ.
- Mõ hình điếu (hình con cá dựng đứng hoặc treo): Thường được treo để báo hiệu thời gian chấp tác hoặc thọ treo.
Ngoài ra, cũng có loại mõ rất nhỏ còn gọi là nhỏ nhiễu Phật, được dùng để đại chúng đi kinh hành. Mõ có kích thước không đồng đều nhưng thường có tạo hình giống con cá. Không chỉ xuất phát từ câu chuyện có liên quan đến nhà sư và con cá mà còn có dụng ý nhắc nhở, cảnh tỉnh mọi người cố gắng tu tập, không nên ngủ nhiều.
Ý nghĩa của chuông mõ tụng kinh
Ở trong chùa, chuông luôn luôn được đặt bên trái và mõ được đặt bên tay phải của tượng Phật, Bồ Tát. Người thỉnh chuông sẽ được gọi là Duy Na, người gõ mõ thì được gọi là Duyệt Chúng. Âm thanh từ chuông âm vang, thanh thoát, âm thanh từ mõ trầm nhẹ, ấm giòn, sâu lắng. Hai pháp khí này được kết hợp cùng nhau trong buổi tụng kinh.
Việc dùng chuông, mõ trong lúc tụng kinh lễ Phật gọi là Nghi thức chuông mõ. Mục đích của nghi thức này chính là giúp người tham gia tụng kinh thanh tỉnh, lắng đọng, tiêu tan phiền não, chú tâm hơn vào việc tụng niệm kinh Phật. Công năng chính của hai loại pháp khí này chính là cảnh tỉnh, nhắc nhở mọi người phải luôn gìn giữ chánh niệm.
Trước hết là phải thu nhiếp ba nghiệp ở thân, khẩu và ý, giữ cho bản thanh được thanh tịnh, tập trung, tự điều chỉnh từ nội dung đến hình thức trước khi tụng kinh. Đồng thời, cũng nhắc nhở, cảnh tỉnh hành giả phải hết sức chú ý, theo dõi lời kinh, tiếng kệ, không bị chi phối bởi ngoại cảnh.
Tiếng chuông thường được sử dụng trước khi tụng kinh hoặc dùng để báo hiệu khi sắp hết đoạn kinh đang niệm. Ngoài ra nó cũng thường được đánh lên khi lạy Phật một mình. Khi có đông người cùng niệm kinh, thì tiếng kinh mõ dùng để báo hiệu để mọi người cùng tụng cho nhịp nhàng.
Tiếng mõ trong khi tụng niệm có tác dụng duy trì sự nhịp nhàng, đều đặn. Không chỉ vậy, tiếng mõ vang lên còn mang đến cảm giác hân hoan, phấn chấn, khiến người tụng niệm chuyên tâm vào lời kinh, tiếng kệ, khiến người tụng niệm không bị rối loạn tâm trí. Tiếng mõ còn được cho là gõ tỉnh những người tâm trí mơ màng, tránh tình trạng người tụng niệm buồn ngủ, xao lãng.
Cách sử dụng chuông mõ tụng kinh
Cách sử dụng chuông và mõ tụng kinh không quá phức tạp, trước khi làm lễ cần đốt hương đèn, người chủ lễ mặc áo tràng trang nghiêm bước đến bàn kinh, chuẩn bị quỳ niêm hương. Trước khi thỉnh chuông, người Duy Na chập nhẹ vào miệng chuông hai tiếng để báo cho mọi người biết đã đến giờ hành lễ, chú tâm theo dõi, hãy trở về với hơi thở chánh niệm.
Tiếp đó, thỉnh ba tiếng chuông, chủ lễ xướng bài Quán tưởng, cuối bài xá Phật một xá rồi thỉnh một tiếng chuông. Sau đó đảnh lễ Tam bảo, trước mỗi lạy thì thỉnh một tiếng chuông. Lưu ý, khi vị chủ lễ lạy trám chạm đất thì chập chuông (dùng dùi chuông gõ vào vành chuông nhưng giữ lại, không cho âm thanh ngân vang).
Sau khi lễ Phật xong, mọi người hướng về Tam Bảo, chuẩn bị khai chuông mõ tụng niệm kinh Phật. Đầu tiên, thỉnh ba tiếng chuông rời nhau: bong… bong… bong… Sau 3 tiếng chuông thì gõ bảy tiếng mõ như sau cóc cóc cóc cóc… cóc cóc… cóc (phân ra theo nhịp 4 – 2 – 1).
Tiếp đó thỉnh chuông và mõ đan xen theo nhịp bong – cóc… bong – cóc… bong – cóc. Sau đó ngừng chuông và gõ mõ theo nhịp 1 – 2 – 1, tức là cóc… cóc cóc… cóc và chấm dứt bằng tiếng giập chuông. Cụ thể, cách khai chuông như sau:
- Chập chập – bong…bong…bong (nhịp 2-3)
- Cóc cóc cóc cóc… cóc cóc… cóc (nhịp 4-2-1)
- Bong – cóc… bong – cóc… bong – cóc(nhịp 1-1)
- Cóc… cóc cóc… cóc – chập.( nhịp 1-2. 1-1)
Khi khai chuông mõ xong, bắt đầu tụng niệm, mỗi chữ mỗi tiếng mõ, tuy nhiên, cần lưu ý khi tiếng kinh đầu tiên cần lên thì chưa gõ mõ, đến tiếng thứ hai mới đệm một tiếng mõ. Tiếng thứ ba không gõ mõ, tiếng thứ tư thứ năm gõ mõ đều đặn. Nếu tụng kinh sám thì gõ chậm hoặc vừa, tụng kinh bộ thì gõ nhanh dần đều, tụng thần chú thì gõ mõ nhanh.
Đến khi gần chấm dứt bài kinh, nếu muốn dừng thì những tiếng mõ gần cuối chậm dần lại, hai tiếng áp chót dính liền nhau và tiếng mõ cuối cùng gõ rời ra tạo thành âm cóc… cóc cóc… cóc.
Đến cuối bài kệ hay cuối đoạn kinh thì điểm một tiếng chuông. Khi niệm Phật mà muốn chuyển qua danh hiệu khác thì thỉnh một tiếng chuông. Khi muốn chấm dứt thì gần cuối bài kinh, tiếng thứ năm hoặc thứ ba thỉnh một tiếng chuông, rồi tiếng cuối cùng thỉnh thêm một tiếng chuông nữa.
Lưu ý khi sử dụng chuông mõ tụng kinh niệm Phật
Khi sử dụng chuông mõ tụng kinh niệm Phật, quý vị cần lưu ý một số vấn đề sau đây:
- Đối với người thỉnh chuông, khi đứng gần chuông cần giữ cho thân ngay thẳng, tâm thành kính trang nghiêm. Khi cầm dùi chuông nên nới lỏng một chút, không nên nắm chặt.
- Khi đánh chuông thì đánh vào bên cạnh miệng chuông, không được đánh ở trên đánh xuống sẽ tạo ra âm thanh chát chúa, khó nghe.
- Không nên thỉnh chuông thường xuyên, thỉnh thoảng mới thỉnh một tiếng chuông. Cần chú ý theo dõi bài kinh đang tụng để có thể thỉnh chuông cho đúng.
- Đối với người Duyệt chúng, khi đứng bên mõ phải trang nghiêm, đánh mõ nhịp điệu phù hợp với bài kinh, tránh gõ mõ thụt lùi khiến người tụng mệt mỏi, khó tụng.
- Khi đánh mõ, nên giữ trường canh tiếng mõ đều, vang không gõ lớn quá nhưng cũng không nên gõ quá nhỏ.
- Về phần người tụng, phải biết lắng nghe và tụng theo tiếng mõ, âm thanh đều, phải giữ hòa âm với nhau, khi nghe tiếng chuông, mõ phải tập trung ý giữ chánh niệm.
Địa chỉ bán chuông mõ tụng kinh chất lượng, uy tín
Hiện nay, có rất nhiều địa chỉ bán chuông mõ tụng kinh, thế nhưng để chọn được một địa chỉ cung cấp các sản phẩm chất lượng, giá cả phải chăng, hợp lý thì không đơn giản chút nào. Nếu bạn đang băn khoăn chưa biết nên mua chuông mõ tụng kinh ở đâu thì có thể tham khảo Rước Tài Lộc.
Rước Tài Lộc là cửa hàng chuyên về các vật phẩm, pháp khí Phật giáo, tượng Phật, Bồ Tát, vật phẩm phong thủy chất lượng. Kính mời quý thầy, quý cô, quý Phật tử, quý khách hàng đến với Rước Tài Lộc để chiêm ngưỡng không gian Phật pháp.
Cửa hàng có rất nhiều mẫu chuông, mõ tụng kinh đẹp, đảm bảo chất lượng. Quý khách có thể thử độ ngân của chuông, thử âm thanh của mõ để xác định được sản phẩm phù hợp. Tiếng chuông và mõ kết hợp giúp mang đến sự nhẹ nhàng, thanh tịnh, trợ giúp rất nhiều trong quá trình tụng kinh niệm Phật.
Đến với Rước Tài Lộc, bạn hoàn toàn không cần lo lắng về vấn đề chất lượng của sản phẩm. Tất cả các sản phẩm của cửa hàng đều được làm từ chất liệu cao cấp, được gia công tỉ mỉ cẩn thận. Mọi sản phẩm đều có chính sách bảo hành cụ thể, thời gian bảo hành dài lâu. Không chỉ vậy, Rước Tài Lộc còn có chính sách đổi trả khi sản phẩm bị lỗi do nhà sản xuất.
Nếu không thể đến trực tiếp cửa hàng, bạn hoàn toàn có thể lựa chọn sản phẩm trên website, liên hệ trực tiếp qua Zalo hoặc số điện thoại 093.9194.468 để được xem sản phẩm. Các mẫu chuông mõ của cửa hàng chúng con luôn được cập nhật rõ ràng, có đầy đủ hình ảnh thật, giá cả, kích thước, chất liệu sản phẩm trên website. Cửa hàng có hỗ trợ ship toàn quốc, giao hàng tận nhà cho quý khách hàng.
Có thể bạn quan tâm: