10 Mẫu Bài Vị Ông Táo Mạ Vàng Đẹp Cao Cấp Nhất
Thờ cúng Ông Công Ông Táo (hay còn được gọi là Táo Quân, Ông Táo…) là nét đẹp văn hóa của người dân Việt Nam ta. Được ông cha ta truyền lại và rất được nhân gian coi trọng từ xưa tới nay. Phong tục thờ cúng mang ý nghĩa nhân văn, hướng con người ta tới với những điều thiện. Theo tín ngưỡng dân gian Việt Nam thì Ông Công Ông Táo là vị thần cai quản việc bếp núc. Ngài trông nom và giữ lửa cho gia đình luôn nồng ấm và hạnh phúc.
Bàn thờ Ông Công Ông Táo thường được đặt trong khu vực bếp của mỗi gia đình. Bàn thờ Táo Quân thường được đặt bên cạnh hoặc bên trên bếp. Bàn thờ Ông Công Ông Táo được bài trí khá đơn giản, có bát hương, các vật phẩm thờ cúng như: hương, hoa, quả, … Ngoài ra cần thêm ba hũ muối – gạo – nước được bày theo hàng ngang đặt phía trước bát hương. Và thứ quan trọng nhất, không thể thiếu trên bàn thờ Ông Công Ông Táo đó chính là tấm Bài Vị Ông Táo. Bài Vị Ông Táo được kê cao, đặt ở phía bên trong, sát vách của bàn thờ.
Bài Vị Ông Táo ngày nay được rất nhiều các cơ sở chế tác và cung cấp ra thị trường. Các mẫu Bài Vị được thiết kế rất đa dạng về mẫu mã, kích thước, kiểu dáng cũng như chất liệu. Điều này đem đến cho khách hàng có được nhiều sự lựa chọn hơn. Tuy nhiên, khách hàng nên tìm tới các cơ sở có uy tín lâu năm để Thỉnh Bài Vị về thờ, cho đảm bảo chất lượng, rõ nguồn gốc xuất xứ và giá cả hợp lý.
Các Mẫu Bài Vị Ông Táo Mạ Vàng Đẹp Cao Cấp Nhất của Rước Tài Lộc.
Rước Tài Lộc là cơ sở uy tín lâu năm trong nghề chế tác đồ thờ cúng. Bài Vị Ông Táo mạ vàng 24K của Rước Tài Lộc là mẫu Bài Vị thờ cúng mới, đẹp, cao cấp nhất hiện nay. Mẫu Bài Vị này được nhiều khách hàng trong cũng như ngoài nước chọn lựa. Bài Vị được thiết kế với phần khung nhôm chắc chắn, chống ẩm mốc, chống trầy xước. Chữ viết sắc nét, linh vật sống động, họa tiết tỉ mỉ, tinh tế được mạ vàng 24K nổi trên nền đỏ nhung sang trọng, độc đáo và giá trị.
Mời quý khách hàng tham khảo 10 mẫu Bài Vị Ông Táo mạ vàng đẹp, cao cấp, giá tốt nhất trên thị trường hiện nay của Rước Tài Lộc:
1. Bài vị táo quân chữ mạ vàng
kích thước:
- 17x30cm – Giá: 800.000 VNĐ
- 30x40cm – Giá : 1.800.000 VNĐ
2. Bài vị ông táo khung vàng – rồng vàng
kích thước:
- 30x40cm – Giá : 1.800.000 VNĐ
- 38x48cm – Giá : 2.800.000 VNĐ
3. Bài vị táo quân khung gỗ – rồng vàng
kích thước:
- 30x40cm – Giá : 1.800.000 VNĐ
- 38x48cm – Giá : 2.800.000 VNĐ
Ngoài ra còn rất nhiều mẫu bài vị táo quân đẹp khác tại Rước Tài Lộc. Quý khách có thể đến kho để tham khảo các mẫu bài vị ông táo đẹp khác.
Táo Quân gồm những ai?
Theo tín ngưỡng dân gian Việt Nam, Táo Quân là ba Vị Thần gồm: Thổ Công, Thổ Địa, Thổ Kỳ. Trong đó Thổ Công và Thổ Địa là hai nam thần còn Thổ Kỳ là nữ thần. “Định Phúc Táo Quân” chính là Danh Hiệu chung để gọi ba Vị Thần này, mà nhân gian hay gọi tắt là “Táo Quân”. Trong đó mỗi Vị Thần được phân công đảm nhiệm một công việc riêng biệt:
Thổ Công – Danh Hiệu là Đông Trù Tư Mệnh Táo Phủ Thần Quân: Là Vị Thần phụ trách cai quản chuyện bếp núc, miếng cơm, manh áo.
Thổ Địa – Danh Hiệu là Thổ Địa Long Mạch Tôn Thần: Là Vị Thần phụ trách cai quản chuyện long mạch, đất đai, nhà cửa.
Thổ Kỳ – Danh Hiệu là Ngũ Phương Ngũ Thổ Phúc Đức Chính Thần: Là Vị Thần phụ trách cai quản chuyện tiền bạc, chợ búa.
Thờ cúng Táo Quân như thế nào?
Định Phúc Táo Quân phụ trách việc cai quản long mạch, đất đai, nhà cửa, tài lộc, bếp núc và sự bình yên trong sinh hoạt của gia đình. Nên bàn thờ Táo Quân cần phải được đặt tại nơi trang nghiêm và tôn trọng nhất ở trong nhà.
Theo phong tục tập quán của người dân Việt Nam ta từ xưa tới nay. Thì cứ tới ngày 23 tháng Chạp hàng năm, Táo Quân lại cưỡi cá chép về trời. Các Ngài về trời để báo cáo mọi việc xảy ra trong gia đình hạ giới trong một năm qua với Ngọc Hoàng Đại Đế. Và tới giờ Tý (tức vào khoảng 11 giờ đêm tới 1 giờ sáng) đêm giao thừa Táo Quân mới quay trở lại trần gian để tiếp tục thực hiện các công việc mình cai quản trong năm mới.
Lễ vật cúng Táo Quân trong ngày 23 tháng Chạp.
Bàn thờ Táo Quân ngoài Bài Vị, bát hương và các vật phẩm sử dụng để thờ cúng vào các ngày trong năm như: hương, hoa, quả, nước… Thì vào ngày 23 tháng Chạp hàng năm, gia chủ cần chuẩn bị thêm các lễ cúng sau :
Mâm cỗ cúng thường có các món ăn truyền thống như: Gà luộc (hoặc thịt lợn luộc), giò lụa, chân giò, một món canh, một món xào, xôi gấc, chè, bánh kẹo, trầu cau, rượu, gạo, muối… Việc chuẩn bị mâm cỗ tiễn Táo Quân điều quan trọng là lòng thành tâm. Nên tùy vào điều kiện và hoàn cảnh của mỗi nhà, mà các gia đình có sự chuẩn bị mâm cỗ cúng cho phù hợp. Không nhất thiết phải chuẩn bị quá cầu kỳ, xa hoa gây tốn kém, lãng phí.
Lễ vật cần chuẩn bị gồm: Ba bộ quần áo, mũ, giầy Táo Quân (trong đó có một bộ cho Táo Bà, hai bộ cho hai Táo Ông), cá chép và tiền vàng. Dịp lễ cúng này các gia chủ cũng nên cân nhắc mua sắm vàng mã vừa đủ. Tránh mua sắm quá nhiều gây tốn kém, không đem lại lợi ích. Mà khi hóa vàng còn ảnh hưởng tới môi trường.
Cúng cá chép thì gia đình có thể cúng cá chép sống đặt trong chậu nước, hoặc cúng tranh cá chép đều được. Cúng cá chép sống khi thắp hương xong, sẽ đem cá tới sông, ao, hồ nơi có dòng nước chảy sạch sẽ để thả cho cá bơi theo dòng chảy. Việc thả cá chép sống vừa mang ý nghĩa là phương tiện để đưa Táo Quân về trời, vừa mang nghĩa phóng sinh, cuối năm làm nhiều việc thiện lành. Còn nếu cúng tranh cá chép thì sẽ đốt cùng áo mũ và tiền vàng.
Ý nghĩa của việc cúng cá chép vàng ngày Ông Công Ông Táo về trời.
Theo dân gian truyền lại thì cá chép vàng là một loài động vật sống trên Thiên Đình. Nhưng do phạm lỗi nên bị Ngọc Hoàng Đại Đế đầy xuống hạ giới. Sau khi tu thành chính quả, cá chép sẽ hóa thành rồng và bay trở lại Thiên Đình. Táo Quân cưỡi cá chép về trời thể hiện mong ước của con người về sự thay đổi theo hướng tốt đẹp. Dân gian tin rằng cá chép vàng là biểu tượng cho an lành, may mắn, tài lộc. Và cưỡi cá chép thì sẽ được thăng hoa, thăng tiến.
Một số lưu ý khi cúng Ông Công Ông Táo.
Vào ngày 23 tháng Chạp các gia đình làm lễ cúng mang ý nghĩa là tiễn Ông Công Ông Táo về trời. Các Ngài về trời để báo cáo mọi việc lớn nhỏ trong năm của gia chủ với Thiên Đình. Vì thế khi làm lễ gia chủ chỉ nên khấn để xin Táo Quân bẩm báo lên Thiên Đình những việc tốt đẹp. Và hạn chế báo cáo những việc chưa tốt trong năm cũ. Chứ không nên cầu xin tiền tài, giàu sang, phú quý, sung túc. Bởi Táo Quân lên Thiên Đình để làm việc.
Theo tín ngưỡng dân gian thì 12 giờ trưa ngày 23 tháng Chạp là thời điểm Táo Quân đã bay về chầu trời. Nên việc cúng lễ cần phải tiến hành xong trước giờ này. Các gia đình cũng không nên cúng Ông Công Ông Táo quá sớm. Thời gian cúng sớm nhất là từ ngày 20 tới ngày 23 tháng Chạp.
Mâm cỗ cúng ngày 23 tháng Chạp cần phải được thực hiện ở một nơi sạch sẽ, trang nghiêm nhất trong nhà. Nếu nhà có không gian rộng, thì có thể đặt mâm cỗ cúng ở giữa nhà hoặc ở sân trước nhà. Còn nếu không gian nhà hẹp, thì có thể đặt mâm cỗ trên một chiếc bàn nhỏ dưới bàn thờ gia tiên, hoặc bàn thờ Táo Quân trong bếp. Nhưng tuyệt đối không được để ở bàn thờ Phật.
Người làm lễ phải là người lớn nhất trong nhà. Trước khi làm lễ người làm lễ phải tắm rửa sạch sẽ, quần áo ăn mặc phải chỉnh chu, gòn gàng, kín đáo. Lúc làm lễ cúng phải giữ tâm thái hoan hỉ, tươi vui để tạo năng lượng tích cực trong thờ cúng và tâm linh.
Lưu ý:
Sau khi làm lễ cúng tiễn Ông Công Ông Táo về trời xong. Gia chủ mới được thực hiện việc bao sái, rút tỉa chân nhang và dọn dẹp không gian thờ cúng. Sau đó bắt đầu dọn dẹp nhà cửa, bếp núc sạch sẽ, tươm tất để chuẩn bị trang hoàng nhà cửa đón năm mới.