10+ Chậu Tắm Phật Đản Sanh Đẹp Ý Nghĩa Nhất
Chậu tắm Phật Đản Sanh là một món không thể thiếu trong ngày lễ Phật Đản. Nghi thức tắm Phật được xem là nghi thức quan trọng nhất. Tuy nhiên các Phật tử liệu đã biết lý do vì sao trong ngày lễ Phật Đản lại xuất hiện chậu tắm Phật hay chưa ? Và các mẫu chậu tắm Phật Đản Sanh đẹp nhất hiện nay là mẫu nào ?
Chậu tắm Phật Đản Sanh là gì ?
Chậu tắm Phật Đản Sanh là một loại chậu chuyên dùng để thực hiện nghi thức tắm Phật. Chậu Tắm Phật Đản Sanh thường lớn và bên trong đủ chứa một bức tượng Phật Đản Sanh. Chậu tắm Phật được thiết kế với 9 con rồng phun nước, hoặc là một loại chậu cao có đế, bên trong trũng sâu vừa đặt được một bức tượng.
Ý nghĩa chậu tắm Phật đối với Phật tử nói chung
Chậu tắm Phật có ý nghĩa vô cùng to lớn. Vào ngày đại lễ Phật Đản Sanh, chúng Phật tử dùng nước thớm trong chậu tắm Phật để gột rửa toàn bộ mọi phiền não, âu lo, những tham, sân, hận vốn tích tụ trong tâm có thể được bài trừ và loại bỏ. Tâm chúng ta sẽ được tắm sạch, tắm mát bởi chính thứ nước thơm đó.
Chậu tắm Phật Đản Sanh thường xuất hiện trong đại lễ Phật Đản diễn ra từ ngày 8/4-15/4 âm lịch hàng năm. Vào những ngày này để tưởng nhớ về đức Phật Thích Ca và cuộc đời tu hành của Người mà Phật tử trên khắp thế giới sẽ cùng nhau thực hiện nghi thức tắm Phật.
Chúng Phật tử có thể cùng nhau lên chùa tham dự lễ tắm Phật Đản Sanh cũng có thể tự bài trí một chậu tắm Phật Đản Sanh tại nhà tùy theo không gian và điều kiện.
10 Mẫu chậu Tắm Phật Đản Sanh Đẹp Nhiều Mẫu
Các mẫu chậu tắm Phật Đản Sanh đẹp bằng đá Đài Loan hoặc bằng gốm sứ cao cấp với nhiều kích thước và hình dáng. Mời quý Phật tử, Quý Thầy, Cô cùng quý khách hàng tham khảo các mẫu dưới đây:
1.Chậu Tắm Phật Đản Sanh đá trắng cửu long CTP-001
Đặc điểm của mẫu chậu tắm Phật này là được làm bằng bột đá trắng tự nhiên. Dưới chậu được trạm hoa văn dát vàng. Đồng thời trên thành chậu chính là 9 con rồng ngự và phun nước tắm Phật.
Chậu tắm phật Đản Sanh CTP-001 là mẫu chậu có kèm đôn kê tượng hình hoa sen trắng, bên trong là 5 bông hoa sen giấy tặng kèm theo. Bên cạnh đó có hệ thống bơm nước tự động, nước sẽ được phun trực tiếp từ miệng rồng tạo nên không gian vô cùng huyền ảo và tâm linh.
Nếu quý khách kết hợp chậu tắm Phật CTP-001 cùng với tượng Phật Đản Sanh trắng hoặc vàng sẽ tạo nên bộ tượng vô cùng đẹp, giúp cho không gian bàn thờ thêm trang hoàng và tâm chúng ta sẽ càng hoan hỉ khi chiêm bái Phật
Kích thước:
- Cao 33 x Ngang 60 cm – Giá : 18.300.000 VNĐ
- Cao 40 x Ngang 75 cm – Giá : 32.500.000 VNĐ
2. Chậu tắm Phật Đản Sanh thạch anh CTP-002
Được xem là mẫu chậu tắm Phật được nhiều sư thầy, sư cô an thỉnh về chùa nhất. Đặc điểm nổi bật dễ nhận thấy trong mẫu chậu tắm Phật CTP-002 là màu đá trong suốt và vàng ngọc vô cùng sang trọng. 9 con rồng ngự phun nước được dát vàng vô cùng tinh tế.
Mẫu chậu tắm Phật CTP-002 với 2 kích thước sẵn có là ngang 60cm và ngang 75 cm tại Rước Tài Lộc. Vui lòng liên hệ ngay với chúng con để được tư vấn
Kích thước:
- Cao 33 x Ngang 60 cm – Giá : 18.300.000 VNĐ
- Cao 40 x Ngang 75 cm – Giá : 32.500.000 VNĐ
3. Chậu tắm Phật thạch anh CTP-003
Cũng là một dòng chậu tắm Phật bằng thạch anh nhưng tại mẫu này chúng ta dễ dàng nhận ra các chi tiết đơn giản hơn so với mẫu CTP-002. Tại mẫu này, rồng cửu long sẽ được dát vàng toàn bộ các chi tiết. Phần thân chậu được làm bóng dễ dàng lau chùi và vệ sinh. Hệ thống phun nước tự động cũng được trang bị đầy đủ. Trong chậu có kèm theo gáo múc nước tắm Phật nên quý khách không cần lo lắng về việc thiếu phụ kiện.
Đặc biệt phần hệ thống máy bơm dễ dàng thay thế khi có hư hỏng nên khá bảo đảm trong quá trình diễn ra đại lễ Phật Đản.
Kích thước:
- 45X50cm : Bao gồm đầy đủ gáo, hệ thống bơm, đôn kê (không bao gồm tượng)
4. Chậu tắm Phật bằng Đồng CTP-004
Đây là một mẫu chậu tắm Phật Đản Sanh đẹp và siêu cao cấp, toàn bộ chất liệu tạo nên chậu đều bằng đồng. Bên ngoài chậu được dát vàng chi tiết và tỉ mỉ. Mọi chi tiết trên chậu đều được nghệ nhân khắc họa rất kỹ lưỡng nên nhìn tổng thể chậu rất đẹp và sang trọng. Tính cho tới thời điểm hiện tại thì đây là mẫu chậu vip nhất hiện nay.
Màu sắc đặc trưng của chậu là vàng đỏ, Chậu có bao gồm phụ kiện đi kèm gồm có gáo múc nước, hoa sen giấy, hệ thống phun nước và tạo khói, đôn kê tượng.
Kích thước:
Cao 60cm : Đầy đủ phụ kiện (Chưa bao gồm tượng)
5. Chậu Tắm Phật Composite giả đồng CTP-005
Chậu tắm Phật CTP-005 là mẫu chậu tắm Phật có màu sắc nổi bật là xám, vàng ,đỏ. Nhìn chất liệu khá giống đồng nhưng mẫu chậu CTP-005 được làm bằng composite. Hiện tại có 2 kích thước là 60cm và 85 cm phù hợp nhiều không gian chùa.
Trong chậu CTP-005 cũng bao gồm đầy đủ phụ kiện đi kèm gồm có gáo tắm Phật, hoa sen, đôn kê tượng, hệ thống phun nước và tạo khói.
Họa tiết nổi bật của mẫu CTP-005 chính là hoa sen và 9 đầu rồng ngự trên chậu. Đặc biệt phần đôn kê tượng lấy cảm hứng từ một bông hoa sen nở rộ. Đặc điểm này khá giống với bản thể trong truyện “mỗi bước đi là một bông hoa sen nở rộ”
Kích thước:
Cao 60cm : Đầy đủ phụ kiện (Chưa bao gồm tượng)
6. Chậu Tắm Phật Đản Sanh bằng sứ Xanh CTP-006
Là một thiết kế mới trong dòng chậu tắm Phật. CTP-006 có đặc điểm nổi bật chính là phần thân khá cao. Bình thường các chậu tắm Phật thường được bài trí trên bàn hoặc các đôn kê phù hợp cho việc các Phật tử tiến vào thực hiện nghi lễ. Tuy nhiên ở mẫu này có thể không cần phải sử dụng đôn kê cao lên. Vì chiều cao của chậu lên đến 68cm.
Kích thước:
- 48x48x68cm
7. Chậu tắm Phật Vàng CTP-007
Mẫu chậu này chung dòng với CTP-006. Tuy nhiên đặc điểm nổi bật chính là màu vàng. Mẫu chậu tắm này phù hợp với khá nhiều chùa vì có sức nổi bật dễ dàng nhận thấy và được chọn làm điểm nhấn của nghi lễ.
Phần đôn kê tượng được tạo hình từ bông hoa sen nhìn khá chân thật. Chậu cũng được trang bị hệ thống tạo khói và đầu phun nước chuyên nghiệp.
Kích thước:
- 48x48x68cm
8. Chậu tắm Phật bằng sứ CTP-008
Mẫu chậu tắm Phật này khá cổ điển nhưng lại vô cùng sang trọng. Phần đầu rồng phun nước tuy không to lớn như các mẫu khác nhưng nhìn tổng thể lại khá gọn gang và thoáng đãng. Vì phần đầu rồng được dựng cao hơn nên thay vì chỉ tưới nước được vào phần chân Phật thì có thể tưới lên kim thân của Phật luôn.
Phụ kiện đi kèm đầy đủ gồm phun nước, tạo khói, gáo múc nước
Kích thước:
- 50x50x78cm
9. Chậu tắm Phật bằng gốm xanh CTP-009
Mẫu chậu tắm Phật truyền thống và được nhiều thầy thỉnh về chùa. Chậu nhìn thoáng đãng và có nhiều không gian bài trí bên trong có thể đặt được các bức tượng sơ sinh lớn hơn. Sản phẩm dễ dàng lau chùi. Chậu được làm bằng gốm nên khá bền theo thời gian. Chỉ cần vệ sinh sạch và khô thì có thể sử dụng nhiều lần tiếp theo.
Kích thước:
- Ngang 60cm : Đủ phụ kiện (không bao gồm tượng)
10. Chậu được làm bằng sứ xanh chân cao CTP-010
Được làm bằng sứ, họa tiết chủ đạo là màu xanh bắt mắt. Chậu tắm Phật mẫu CTP-010 khá cao, lên tới 118m. Đặt chậu này tại không gian điện chính của nghi thức tắm Phật mà không cần phải sử dụng đến đôn kê chậu.
Phần đầu rồng phun nước cũng được tráng mạ men xanh nên nhìn mát mắt. Đặc biệt phần đôn kê tượng được họa tiết theo hình bông sen, có 9 con rồng ngự và phun nước ngược lại. Chậu có kèm theo gáo múc nước, hoa sen, và đôn kê tượng.
Kích thước:
- 118x62cm – Đủ phụ kiện (không bao gồm kích thước)
Tại sao sử dụng chậu tắm Phật Đản Sanh ?
Sử dụng chậu tắm Phật Đản Sanh theo các học giả Phật giáo chính là giúp người Phật tử hiểu rõ trong hoàn cảnh như thế nào cũng phải luôn giữ cho tâm tưởng của mình được nhẹ nhõm, bình an. Thế gian này có sướng ,vui, đau , buồn nhưng cũng đừng vì vui sướng mà đắc ý, đừng vì đau buồn mà bi quan. Múc một gáo nước tưới lên vai của Phật giúp tâm chúng ta được bình lặng hơn.
Đức Phật từng nói rằng : “tất cả chúng sanh khi mới sinh ra ai cũng là người có bản tính Phật, nhưng trong cuộc sống chứa nhiều tham – sân – si này chúng ta lớn lên dần dần mất đi cái bản tính vốn có.” Chính vì vậy tắm Phật Đản Sanh giúp chúng ta trở về với bản tính ban đầu của mình.
Sử dụng chậu tắm Phật Đản Sanh vào dịp nào ?
Chậu tắm Phật Đản Sanh được sử dụng vào ngày đại lễ Phật Đản lớn nhất trong Phật Giáo. Đó chính là ngày 8-15/4 âm lịch hay còn được gọi là tháng Vesak. Vậy tại sao lại xuất hiện nghi thức tắm Phật Đản Sanh diễn ra nhiều ngày như vậy?
Theo Phật Giáo Bắc Tông, ngày lễ Phật Đản sẽ được diễn ra vào ngày mùng 8 tháng 4 âm lịch. Vì theo ghi chép của kinh Phật thì ngày trăng tròn của tháng Vesak tại Ấn Độ chính là ngày 8/4 âm lịch. Chính vì vậy Phật giáo các nước như Trung Quốc, Việt Nam, Nhật Bản và Hàn Quốc sẽ tổ chức lễ vào ngày 8/4 âm lịch.
Theo Phật Giáo Nam Tông ngày trăng tròn của tháng Vestak chính là ngày 15/4 âm lịch. Và dưới sự đồng thuận của giáo hội Phật Giáo trên toàn thế giới cũng công nhận ngày này chính là ngày đại lễ Phật Đản – đây là lễ hội văn hóa tâm linh lớn nhất thế giới.
Do đó hiện tại chúng ta có ngày lễ Phật Đản kéo dài từ 8/4-15/4 âm lịch để các Phật tử xa gần có thể dễ dàng di chuyển về chùa xá Phật và thực hiện nghi lễ tắm Phật trong những ngày này.
Ngày này được lấy theo ngày Đức Phật Thích Ca sinh ra trên cõi trần thế tức là ngày trăng tròn của tháng Vesak ở thế kỷ thứ VII trước công nguyên. Trong ngày lễ Phật Đản hầu hết các ngôi chùa trên thế giới đều quần tụ đông đảo các Phật tử tiến về nhằm thể hiện lòng thành kính, tưởng nhớ đến Đức Phật. Đồng thời nghi thức tắm Phật sẽ tẩy trừ phiền não và hướng đến 3 yếu tố quan trọng của chân tâm chính là ba nghiệp khẩu – ý-thân của con người.
Chậu tắm Phật Đản Sanh được làm bằng chất liệu nào ?
Trước kia các chậu tắm Phật Đản Sanh thường được làm bằng gốm, sứ và gỗ. Ngày nay có rất nhiều xưởng chế tác ra các mẫu chậu Tắm Phật Đản Sanh bằng đá, đồng, composite, và poly. Như vậy, tính cho tới thời điểm hiện tại thì chậu tắm Phật Đản Sanh được thực hiện bằng nhiều chất liệu khác nhau như : gốm, sứ, đá, đồng, composite, poly…
1. Chậu Tắm Phật Đản Sanh bằng sứ
Chất liệu gốm sứ là chất liệu thường thấy trong chế tác tượng Phật cũng như các đồ thờ cúng liên quan đến Phật. Chậu Tắm Phật Đản Sanh bằng sứ thường được trang trí với họa tiết rồng xanh uốn lượn.
Ưu điểm:
Chậu tắm Phật bằng sứ thường có men sáng bóng, dễ dàng lau chùi và vệ sinh tượng. Chất liệu bằng sứ thường có giá thành rẻ hơn so với các dòng chậu khác.
Nhược điểm:
Chậu tắm Phật không có họa tiết tinh xảo, thường là các mẫu cũ và khá dễ vỡ. Cần hết sức cẩn trọng khi di chuyển
2. Chậu tắm Phật Đản Sanh bằng gỗ
Có thể nói chậu tắm Phật bằng gỗ từ xa xưa tại các chùa và các gia đình đã sử dụng. Chậu tắm Phật bằng gỗ có giá thành rẻ, dễ dàng lau chùi. Ngày nay cũng có khá nhiều chùa sử dụng chậu tắm bằng gỗ để trang trí hợp với không gian thờ.
3. Chậu tắm Phật bằng đá
Là một trong các chất liệu mới để tạc chậu tắm Phật. Chậu tắm Phật bằng đá ngày nay được rất nhiều thầy cô và Phật tử tin tưởng.
Ưu điểm:
Chậu tắm bằng đá có độ chắc và nặng. Thiết kế mới nên phù hợp khá nhiều không gian chùa và không gian thờ cúng. Hầu hết các chậu tắm bằng đá có độ trong suốt và bóng nhìn khá sang trọng. Đặc biệt được thiết kế them 9 đầu rồng phun nước tạo không gian khá tâm linh huyền ảo
Nhược điểm:
Chậu tắm bằng đá nặng. giá thành cao
4. Chậu tắm Phật Đản bằng đồng
Mẫu chậu tắm Phật bằng đồng là mẫu mới nhất hiện nay. Vì từ xưa tới nay đa số các chậu tắm đều được làm bằng sứ.
Ưu điểm:
Chậu tắm Phật Đản Sanh bằng đồng thường khá sáng và bóng. Các chi tiết trên chậu sắc nét và thể hiện rõ được độ tinh xảo. Chậu tắm Phật khá chắc chắn và không lo bể vỡ khi di chuyển
Nhược điểm:
Giá thành cao, ít mẫu lựa chọn
5.Chậu tắm Phật Đản Sanh Bằng Composite và Poly
Dòng chậu tắm Phật này dạo gần đây khá là phổ biến. Các chậu tắm Phật thường có nhiều mẫu mã để lựa chọn.
Ưu điểm:
Chậu tắm nhẹ, khá dễ dàng trong quá trình di chuyển. Được làm bằng composite và poly nên giá thành khá rẻ, dễ dàng bài trí ở nhiều không gian
Nhược điểm:
không có độ tinh xảo và sắc nét như các loại chậu bằng đá hoặc bằng đồng hiện nay
Cấu Tạo của Chậu Tắm Phật Đản Sanh
Chậu tắm Phật Đản Sanh là một loại chậu sâu lòng có thể đặt được một bức tượng Phật sơ sinh bên trong. Bên ngoài là các họa tiết rồng do người thợ vẽ lên. Ngày nay các chậu tắm Phật được hướng đến sự hoàn mĩ nhiều hơn nên đa số các dòng chậu tắm Phật đều được thiết kế có 9 rồng tự động phun nước.
Bên trong chậu tắm Phật sẽ được đặt một đôn nhỏ vừa để kê tượng. Đối với một số nơi có thể dùng hoa để trang trí nước tắm Phật, cũng có thể dùng hoa giả để tránh việc hoa tươi để lâu có thể làm nước tắm Phật không còn mùi thơm ban đầu.
Ngày Đức Phật Đản Sanh
Đức Phật Thích Ca Mâu Ni là một vị Phật xuất hiện thật trong hình hài lịch sử. Sự kiện đức Phật Đản Sanh cũng là một sự kiện lớn đánh dấu mốc hình thành Phật Pháp trong lịch sử nhân loại.
Theo dòng sự kiện lịch sử chúng ta quay trở về với thế kỷ thứ VII trước công nguyên. Tại vương quốc Thích Ca. Đức Phật vốn xuất thân là một thái tử. Người là con của vua Tịnh Phạn và hoàng hậu Mahamaya lấy hiệu là Tất Đạt Đa Cồ Đàm tên hán tự là 悉達多 瞿曇.
Thời điểm lúc hoàng hậu Mahamaya còn đang mang thai người nằm mơ thấy một con voi trắng bước đến từ một luồng ánh sáng cực mạnh và tiến tới gần bà, dâng tặng một bông hoa sen. Khi tỉnh dậy bà liền thông báo với Đức Vua. Nhà vua tin rằng đây là một điềm báo lành nên vô cùng vui mừng.
Cho tới ngày sắp sinh nở, theo phong tục của Ấn Độ lúc bấy giờ, tất cả mọi phụ nữ sinh con đều phải trở về quê nhà để sinh và chăm sóc. Hoàng hậu Mahamaya lúc ấy cùng các tỳ nữ đang trên đường trở về quê nhà. Lúc đi ngang qua khu vườn lâm tỳ ni, Bà bỗng thấy trong tâm vui sướng lạ kỳ, trong lòng hớn hở như sắp trào đón sự kiện nào đó. Bà biết rằng có thể mình sắp trở dạ nên ngồi dưới gốc cây vô ưu.
Tại đây bà hạ sinh ra một thái tử. Tương truyền rằng, lúc thái tử vừa sinh ra thì trên trời bỗng xuất hiện một cơn mưa lớn, 9 con rồng phun nước từ hư không xuống tắm gội sạch sẽ kim thân của Đức Phật và mẹ của Ngài.
Khi ngài sinh ra liền đi 1 mạch 7 bước, dưới mỗi bước chân chính là một bông hoa sen. Tay phải chỉ lên trời, tay trái chỉ xuống đất thể hiện rằng “thiên thượng thiên hạ, duy ngã độc tôn” Tức là trên trời dưới đất chỉ có ta là tôn quý nhất.
Sau đó Ngài trải qua quá trình sống và tu hành rồi đắc đạo và thuyết pháp cho mọi chúng sanh. Ngài nhập niết bàn năm 80 tuổi và để lại cho đời nhiều kinh pháp hay mà cho tới thời điểm hiện tại nhân loại vẫn chưa giác ngộ hết.
Ý nghĩa của nghi thức tắm Phật Đản Sanh
Đức Phật Thích Ca mặc dù sinh ra là một thái tử của Vương Quốc Thích Ca, tuy nhiên Ngài lại chọn theo con đường tu luyện gian khổ để tìm ra được : Nguyên nhân của khổ, sự chấm dứt của khổ và phương pháp để chấm dứt khổ. Dưới sự dẫn dắt và dạy dỗ của Đức Phật có thể hiểu được phương thức có được hạnh phúc thực sự.
Những lời răn dạy của Người vượt qua sự ràng buộc và các lễ nghi thông thường. Chính vì vậy đại lễ Phật Đản với nghi thức Tắm Phật có ý nghĩa là cùng nhau ôn lại cuộc đời của Đức Phật Thích Ca và những điều răn dạy của Đức Phật.
Trong nghi thức tắm Phật, các Phật tử sẽ tụng kinh và chú Tắm Phật. Sau đó tất cả mọi Phật tử đều xếp hàng ngay ngắn và tiến về phía lễ đài – nơi có đặt chậu tắm Phật và tượng Phật sơ sinh trong bồn tắm.
Phật Tử tưới nước tắm lên vai trái của Phật và tâm giữ bình lặng, tiếp đó tâm niệm dù gặp nghịch cảnh, khó khan , khổ đau đến đâu cũng xin cho tâm được bình an và phẳng lặng. Tiếp đó tưới nước lên vai phải của Đức Phật và thành tâm niệm dù gặp chuyện vui mừng, đắc ý, phấn khởi đến đâu cũng xin tâm được bình tĩnh thản nhiên.
Những người tham gia nghi thức tắm Phật phải luôn hướng tâm tưởng đến việc bình lặng, gột rửa sạch toàn bộ mọi tham sân si trong lòng. Dòng nước tắm Phật sẽ tưới sạch tâm hồn chúng ta giúp chúng ta trở về với bình an, nhẹ nhõm và an vui.
Chuẩn bị nghi thức tắm Phật cần những gì ?
Ngày lễ Phật Đản là một trong những ngày quan trọng nhất của Phật Giáo. Chính vì vậy để chuẩn bị cho ngày lễ Phật Đản cũng như nghi thức tắm Phật được trang nghiêm nhất thì chúng Phật tử cần chuẩn bị những thứ sau:
- Chậu tắm Phật Đản Sanh là một món quan trọng nhất trong nghi thức tắm Phật. Dùng khan sạch để lau những bụi bẩn còn bám sót lại trên tượng. Có thể dùng nước thơm để lau sạch chậu
- Tượng Phật Đản Sanh- tượng Phật sơ sinh. Nên chọn tượng vừa với chậu tắm. Tượng Phật cũng cần được lau sạch và
- Gáo múc nước tắm Phật. Có thể sử dụng gáo gỗ
- Bàn thờ bài trí chậu tắm Phật nên chọn bàn lớn
- Trang trí hoa tươi xung quanh chậu tắm Phật. Trang trí tràng hoa đeo trên tượng Phật hoặc tràng hoa phía sau Phật.
- Nước thơm tắm Phật bao gồm nước của các loài hoa nhài, hoa cúc…
- Đặt một tấm khăn sạch bên cạnh chậu tắm Phật
- Chuẩn bị trang phục trang nghiêm trước khi tắm Phật.
Người chuẩn bị nghi thức tắm Phật phải luôn dùng tâm thành kính, nước tắm Phật phải lựa chọn nước mưa hoặc dùng nước sạch để chuẩn bị.
Cách thực hiện nghi thức tắm Phật
- Trước khi nghi thức tắm Phật bắt đầu, Người Phật tử nên tắm rửa sạch sẽ, trang phục trang nghiêm. Thành tâm tụng kim sám Phật Thích Ca, luôn chú trọng tới việc tích công đức và tạo nhiều việc thiện lành.
- Vào giờ đẹp trong ngày đại lễ sẽ tụng chú tắm Phật trước. Nếu là Phật tử trong chùa sẽ thành tâm xếp hàng và chờ tới lượt của mình lên thực hiện nghi lễ. Nếu là Phật tử tắm Phật tại nhà có thể đến bước tắm Phật ngay
- Dùng một gáo nước tưới lên vai phải của Đức Phật và thành tâm niệm dù có sướng vui, hạnh phúc, đầm ấm đến đâu cũng xin nguyện không đắc ý, không kiêu ngạo, giữ cho tâm thanh tịnh
- Dùng một gáo nước tưới lên vai trái của Đức Phật và thành tâm niệm, dù cho cuộc sống có khó khăn, khổ cực, đau khổ đến đâu cũng xin giữ cho tâm bình lặng không bi quan.
- Mỗi một gáo nước chúng ta hãy thành tâm xóa bỏ hết những tham – sân – si trong lòng để những chấp niệm của bản thân sẽ không còn trở thành gánh nặng trong tâm hồn chúng ta, chúng ta sẽ cảm thấy tâm hồn được tưới mát như một dòng nước sạch gột rửa hết những chấp niệm còn ngự trị.
- Xá Phật và tiến về đại điện để cùng nhau tụng bát nhã tâm kinh. Sau đó quý Phật tử có thể thực hiện nghi thức phóng sanh, làm việc thiện, cúng dường để tích phước đức cho bản thân và gia đình mình
Cách bảo quản chậu tắm Phật Đản Sanh sau khi sử dụng
Chậu tắm Phật sau khi đã sử dụng thì chúng ta cần phải biết cách bảo quản chậu để lần sau có thể sử dụng tiếp. Để giữ cho chậu tắm Phật được nguyên vẹn như mới thì chúng ta cần thực hiện các cách sau:
- Vệ sinh chậu tắm Phật bằng nước xà bông pha loãng sau đó dùng nước này lau chùi từng ngách nhỏ của chậu tắm cả mặt trong và mặt ngoài tượng.
- Tiếp đó dùng nước sạch rửa lại nhiều lần để các cặn xà bông không bị bám vào bất cứ vị trí nào gây ra việc sét hoặc hư hỏng trong quá trình bảo quản
- Dùng khăn sạch lau thật khô các chi tiết để chậu tắm không bị loang lổ sau khi khô nước.
- Để ngoài mát khoảng 2h trước khi bảo quản
- Dùng một túi nilông bọc chậu tắm Phật lại sau đó cho vào thùng cất giữ. Lưu ý nên lựa chọn các loại thùng có khuôn xốp sẵn để tránh bị va chạm trong quá trình vận chuyển gây hư hỏng chậu.
- Không đặt các vật nặng lên thùng bọc chậu.
- Tượng Phật Đản Sanh sau khi qua mùa lễ có thể thỉnh cho quý Phật tử có duyên hoặc quý Thầy Cô muốn lưu lại tượng thì nên vệ sinh sạch bằng khăn và để thật khô tượng trước khi cất giữ.
=> Xem thêm: Các mẫu tượng Phật Đản Sanh đẹp tại Rước Tài Lộc
Địa chỉ mua chậu tắm Phật Đản Sanh
Lựa chọn chậu tắm Phật Đản Sanh cần xem xét đến chất liệu và kiểu dáng. Hiện tại Rước Tài Lộc là cơ sở cung cấp chậu tượng Phật Đản Sanh đẹp nhiều mẫu bằng composite, đá, sứ Đài Loan cao cấp. Hiện nay các vật phẩm Phật Giáo tại Rước Tài Lộc như tượng Phật, đồ thờ cúng, đèn thờ…được Rước Tài Lộc cung cấp rộng rãi. Sản phẩm bền đẹp theo thời gian.
Các chính sách mua chậu tắm Phật tại Rước Tài Lộc :
- Khách mua online hoặc tới trực tiếp cửa hàng để được tham khảo các mẫu
- Cửa hàng có video và sản phẩm rõ rang
- Nhận ship cod toàn quốc
- Thanh toán tiền linh hoạt tại nhà hoặc chuyển khoản đều được
- Địa Chỉ: Số 8, Đường Bình Giã, Phường 13, Quận Tân Bình, TP. Hồ Chí Minh
- ĐT: 093.9194.468
- Hãy liên hệ ngay với cửa hàng chúng con để được tư vấn và nhận những ưu đãi.
Xem thêm các mẫu Chậu Tắm Phật Đản Sanh tại đây :